Theo đó, từ năm 2025, Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ đào tạo hệ dân sự cho 15 cơ sở đào tạo sau:
TT |
Cơ sở giáo dục |
Cơ quan, đơn vị quản lý |
1 |
Học viện Chính trị |
Trực thuộc Bộ Quốc phòng |
2 |
Học viện Hậu cần |
Trực thuộc Bộ Quốc phòng |
3 |
Học viện Kỹ thuật quân sự |
Trực thuộc Bộ Quốc phòng |
4 |
Học viện Quân y |
Trực thuộc Bộ Quốc phòng |
5 |
Học viện Khoa học quân sự |
Tổng cục II |
6 |
Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự |
Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật |
7 |
Trường Sĩ quan Thông tin |
Binh chủng Thông tin Liên lạc |
8 |
Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội |
Tổng cục Chính trị |
9 |
Trường Cao đẳng Hậu cần 1 |
Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật |
10 |
Trường Cao đẳng Hậu cần 2 |
Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật |
11 |
Trường Cao đẳng Công nghiệp quốc phòng |
Tổng cục Công nghiệp quốc phòng |
12 |
Viện Y học cổ truyền Quân đội |
Trực thuộc Bộ Quốc phòng |
13 |
Viện Khoa học và Công nghệ quân sự |
Bộ Tổng Tham mưu |
14 |
Viện Lịch sử quân sự |
Bộ Tổng Tham mưu |
15 |
Viện Nghiên cứu Khoa học Y dược lâm sàng 108 |
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 |
Bộ Quốc phòng yêu cầu Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan chuẩn bị các điều kiện để tổ chức đào tạo; hằng năm giao chỉ tiêu, ngành đào tạo cụ thể; chỉ đạo các cơ sở giáo dục tuyển sinh, tổ chức đào tạo; tổ chức kiểm tra, đánh giá và thực hiện các nội dung liên quan đúng quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.
![Sinh viên Học viện Kỹ thuật quân sự (hệ dân sự) tham gia bảo vệ đề tài nghiên cứu khoa học trong Hội nghị tuổi trẻ sáng tạo khoa học cấp Học viện. Ảnh: Học viện Kỹ thuật quân sự Sinh viên Học viện Kỹ thuật quân sự (hệ dân sự) tham gia bảo vệ đề tài nghiên cứu khoa học trong Hội nghị tuổi trẻ sáng tạo khoa học cấp Học viện. Ảnh: Học viện Kỹ thuật quân sự](https://scontent.fhan2-5.fna.fbcdn.net/v/t39.30808-6/478606223_1061225409382793_9204304544917906697_n.jpg?_nc_cat=104&ccb=1-7&_nc_sid=127cfc&_nc_ohc=d-iNzzulBUwQ7kNvgFsFgJP&_nc_oc=Adh4mzQDkXOEP6xt25r3Y9j-2cpIpxhXyMlNIALpYB3bIirHK-iaqXsKzb5erfAOruA&_nc_zt=23&_nc_ht=scontent.fhan2-5.fna&_nc_gid=AVX_mZuXtlWai0sMBTluHcc&oh=00_AYBqUVQ-5pa3e44-8cuN2L0_qsJoAlZS4lyU2kknt_j1OA&oe=67B4C227)
Thông tin từ Học viện Kỹ thuật quân sự - 1 trong 15 cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ đào tạo hệ dân sự, năm 2025, Học viện được giao đào tạo 755 chỉ tiêu. Bao gồm: 25 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ, 130 chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ và 600 chỉ tiêu đào tạo đại học.
Trong đó, 600 chỉ tiêu đào tạo đại học được phân bổ cho 8 ngành, trong đó ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông được giao chỉ tiêu nhiều nhất (160 chỉ tiêu); xếp thứ 2 là ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa với 80 chỉ. 6 ngành còn lại mỗi ngành 60 chỉ tiêu: Công nghệ thông tin; Khoa học máy tính; An toàn thông tin; Kỹ thuật cơ điện tử; Kỹ thuật cơ khí; Kỹ thuật xây dựng.
Tại Học viện Hậu cần, năm nay Học viện được giao đào tạo 460 chỉ tiêu hệ dân sự. Bao gồm: 10 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ, 50 chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ và 400 chỉ tiêu đào tạo đại học.
Trong đó, 400 chỉ tiêu đào tạo đại học được phân bổ cho 3 ngành: Tài chính - Ngân hàng và Kỹ thuật xây dựng, mỗi ngành 100 chỉ tiêu; Ngành Kế toán 200 chỉ tiêu.
Các trường Quân đội được tuyển sinh hệ dân sự từ năm 2002. Điểm khác biệt giữa hệ dân sự và hệ quân sự trong các cơ sở giáo dục thuộc Quân đội là học viên hệ dân sự không phải trải qua vòng sơ tuyển đầu vào như học viên hệ quân sự trong mỗi kỳ tuyển sinh. Tuy nhiên, họ phải tự túc chi phí ăn ở, học phí trong suốt quá trình học tập và tự chủ động tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
Từ năm 2017, chấp hành Nghị quyết số 19, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, các cơ sở đào tạo trong Quân đội từng bước giảm dần và đến năm 2021 đã dừng tuyển sinh đào tạo hệ dân sự.
Gần đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất cho phép các trường Quân đội tiếp tục đào tạo hệ dân sự.