Thế hệ học sinh chúng tôi lên người nhờ sự nghiêm khắc của thầy
Đây là tâm sự của một giáo viên sau 10 năm ra trường vẫn nhờ về người thầy dạy cấp 3 của mình.
Anh Lê Văn Khương, giáo viên dạy Hóa tại Hà Nội tâm sự:
Quá mạnh tay với giáo viên chỉ làm thầy cô đề phòng và thu mình lại |
"Tôi tên Khương, hiện đang là giáo viên dạy môn Hóa.
Ngày đó học cấp 3. Môn Hóa của chúng tôi do thầy Ngọc giảng dạy.
Thầy hiền, ít nói và nghiêm khắc.
Tôi nhớ ngày đầu tiên dạy lớp.
Thầy phạt tôi bằng cách đánh nhẹ cây thước vào mu bàn tay.
Tuy thầy đánh nhẹ nhưng chúng tôi bất mãn lắm vì cho rằng có phải học sinh tiểu học đâu. Chúng tôi là học sinh cấp 3 cơ mà.
Ngày đó cái lý lẽ của tuổi mới lớn và sự ngông nghênh của tuổi trẻ khiến cho những ngày đầu chúng tôi không quý mến thầy nhiều cho lắm.
Nhưng tuyệt nhiên đến lớp của thầy cả lớp im phăng phẳng không một tiếng cười, nói.
Thầy còn đặt ra quy định ai vào muộn nếu không có lý do chính đáng phải cầm vở đứng ở góc lớp. Nhờ thế lớp không còn tình trạng bỏ học và đi muộn nữa.
Khi đã quen với cách làm việc của thầy chúng tôi không còn bị thầy phạt và những lần thầy phạt bằng thước cũng ít dần đi.
Nửa năm sau chiếc thước của thầy chỉ dùng để gõ cộc cộc trên bảng. Chúng tôi cảm thấy yêu quý thầy hơn.
Thầy dạy lớp tôi lớp 11 và lớp 12. Từ một lớp kém môn Hóa chúng tôi đã học Hóa tốt lên. Điểm thi lúc nào cũng đứng đầu của khối.
Tôi nhớ những ngày ôn thi tháng 5, tháng 6. Thầy lúc nào cũng là người đến sớm nhất, về muộn nhất.
Bất cứ lúc nào có thể tranh thủ được thời gian thầy đều dạy chúng tôi, sửa đề, giải đáp thắc mắc.
Thầy cho phép chúng tôi được tranh luận để tìm ra cách làm hay, phương pháp học tối ưu nhất.
Hoàn cảnh của thầy khó khăn, gia đình kinh tế không phải khá giả gì, thầy còn hay ốm yếu.
Thương thầy chúng tôi động viên thầy mở lớp dạy thêm vì chắc chắn sẽ có đông học sinh theo học. Thầy chỉ cười và nói : Không!.
Bây giờ tôi cũng là một thầy giáo tôi càng thấm thía hơn những cái đánh của thầy. Nhờ nó mà tôi có thể thi đỗ đại học, có thể đứng lớp như ngày hôm nay.
Thi thoảng tôi lại nhớ về thầy, nhớ cái thước của thầy. Nhờ nó mà chúng tôi lên người".
Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh phải được xây dựng trên cơ chế thưởng phạt phân minh (Ảnh: Vũ Ninh) |
Câu chuyện của anh Khương cũng là lời tâm sự của nhiều thế hệ học sinh.
Thầy Phạm Văn Bạch (Nghệ An ) giãy bày:
"Có lẽ trước đây hình ảnh người giáo viên với cây thước là một hình ảnh quen thuộc.
Nó không chỉ đơn thuần là một hình phạt dành cho học sinh mà còn là biểu hiện của quyền lực người giáo viên.
Học sinh bị phạt ai mà không sợ cơ chứ! Nhưng có ai trách móc các thầy cô đâu mà qua mỗi lần đòn roi đó chúng tôi lại rút ra bài học để không tái phạm.
Chúng tôi lớn lên trong một nền giáo dục như thế, thưởng phạt công minh vì thế mới thành người".
Giáo viên tâm sự: Mỗi lần lên lớp tôi cảm thấy áp lực quá!
Cô Nguyễn Thị Hoa, giáo viên dạy Văn cũng góp một câu chuyện:
"Thời trước hình ảnh người thầy với cây thước đen dài trên tay là một hình ảnh quá đỗi thân thuộc với chúng tôi.
Thầy dạy toán của chúng tôi nghiêm nghị. Môn học của thầy hầu như không có đứa nào là không bị cây thước này hỏi thăm ngay.
May chăng chỉ có lớp trưởng, lớp phó là không bị thầy phạt.
Hai bạn ấy thấy làm vui và hãnh diện lắm.
Quả thật đối với thế hệ của chúng tôi mỗi lần bị phạt là một lần nhớ.
Chúng tôi nghe răm rắp và không dám ho he.
Mỗi lần đi học vi phạm lỗi và có bảng kiểm điểm chúng tôi vô cùng sợ hãi.
Có thể nói đưa bảng kiểm điểm về cho gia đình ký thực sự là một trải nghiệm địa ngục với học sinh thời bấy giờ.
Nay tôi đã đi dạy được hơn 10 năm. Nhiều giáo viên nhất là giáo viên trẻ họ họ tâm sự cảm thấy áp lực quá. Áp lực từ phía gia đình, nhà trường và từ chính các học sinh.
Với chiếc điện thoại thông minh trong tay các em có thể chụp và chia sẻ bất cứ hình ảnh nào của giáo viên lên mạng.
Phụ huynh thấy con bị vết xước, vết bầm là không cần biết đúng sai liền dẫn con đến trường gặp hiệu trưởng. Hiệu trưởng sợ báo chí lại lôi giáo viên ra kỷ luật.
Cô em bên nhà chồng tôi làm giáo viên mầm non. Ngày hôm đó có phụ huynh dắt con lên trường gặp giáo viên chửi té tát, chửi cả ban giám hiệu.
Nguyên nhân là chân của con họ có một vết tím. Phụ huynh nghi ngờ giáo viên đánh con cho nên làm ầm ĩ lên.
Họ chửi cô em tôi như tát nước vào mặt. Khi nhà trường hỏi học sinh nguyên nhân thì mới biết con bị ngã trong lúc vui chơi với bạn nên mới có vết bầm này.
Phụ huynh sau đó lẳng lặng ra về cũng không xin lỗi giáo viên. Có cô giáo tâm sự với tôi.
Cô vừa bước ra khỏi lớp đã nghe thấy tiếng xì xào sau lưng. Học sinh nói: Cô này dạy chẳng ra làm sao cả. Nghe thấy vậy tôi nghèn nghẹn trong lòng".
Chung tâm trạng với cô Nga, nhiều thầy cô cho biết thứ quyền lực của thời đại 4.0 đó là mạng xã hội đã khiến nhiều thầy cô "chùn bước" trong việc giáo huấn học sinh.
Cô Hoà giáo viên dạy Văn tại Nam Định bộc bạch:
"Anh chị em giáo viên trong trường bây giờ mang theo cái tư tưởng tránh đi cho lành.
Học sinh hư, ngổ ngáo không dám quát, sử dụng hình phạt. Nói nhẹ các em không nghe còn phạt nặng thì nói thật không dám.
Bởi bây giờ có cái điện thoại trong tay chỉ sau một ngày người giáo viên có thể trở thành bia đỡ đạn cho dư luận xã hội.
Tôi có biết trường hợp một học sinh đánh nhau với bạn, giáo viên phạt dọn nhà vệ sinh.
Em đó về nhà nói với phụ huynh bị thầy ghét nên bắt dọn nhà vệ sinh.
Sau đó phụ huynh lên trường làm ầm lên, viết đơn kiện cáo lung tung. Kết cục giáo viên bị đuổi việc".
Nhiều giáo viên thừa nhận bây giờ họ không dám mạnh tay phạt học sinh. Cô Hoà nói tiếp:
"Chúng tôi trên thì lãnh đạo. Dưới thì phụ huynh, bên cạnh đó sợ nhất là báo chí và mạng xã hội.
Nếu làm điều gì chẳng may sơ xuất giáo viên có thể mất việc như chơi. Việc phạt đánh học sinh nhiều giáo viên chẳng dám mạnh tay.
Tôi thừa nhận nhiều vụ bạo hành xảy ra trong học đường.
Tuy nhiên việc xử phạt các em nhẹ tay sẽ khiến các em chống đối và không ăn năn hối cải. Từ lâu tôi đã cất đi cây thước của mình".
Bên cạnh đó, thầy cô cũng mong phụ huynh có sự hợp tác với nhà trường để giáo dục con vì đây không phải trách nhiệm của một mình thầy cô.
Việc giáo dục học sinh phải có sự phối hợp giữa nhà trường và giáo viên (Ảnh: hcmupeda.edu.vn) |
Cô Nguyễn Thị Tâm giáo viên mầm non bộc bạch:
"Nhiều phụ huynh họ cứ nghĩ cơm đóng gạo góp thì giáo viên phải chăm lo cho con họ tất cả.
Nếu con hư thì do giáo viên, nếu con ngoan thì do cha mẹ. Vì thế nên con họ có bất cứ chuyện gì là lại ra trường và đổ lên hết tất cả giáo viên.
Phụ huynh đóng tiền cho nhà trường và giao phó trách nhiệm dạy dỗ bảo ban cho giáo viên.
Chúng tôi mong muốn các vị phụ huynh phải có sự thông cảm và san sẻ trách nhiệm dạy dỗ con trẻ cùng giáo viên".