Ngày 17/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh thành về bảo đảm an ninh, an toàn trường học và phòng chống, bạo lực học đường với sự tham gia của hơn 20 nghìn người.
Đây là hội nghị lớn nhất từ trước đến nay về vấn đề này do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Phát biểu tổng kết, Bộ trưởng Nhạ cho rằng: “Hội nghị đã thống nhất kế hoạch phòng chống bạo lực học đường với một quyết tâm cao.
Tôi có niềm tin lớn tin thần hội nghị sẽ lan tỏa nhanh, rộng trong cơ sở giáo dục và toàn xã hội”.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hôi nghị (ảnh Trinh Phúc). |
Theo Bộ trưởng Nhạ: “Đề nghị các bên liên quan trong ngành giáo dục tăng cường công tác về phổ biến các văn bản quy định pháp luật, đặc biệt những văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ liên quan đến các vấn đề này.
Qua ý kiến có thể thấy, các thầy cô bận dạy, ít quan tâm đến nên khi xảy ra sự cố thì lúng túng xử lý.
Tôi đề nghị, giáo dục phòng chống chứ không phải tuyên truyền để xử lý”.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo: “Các kỹ năng ứng xử sư phạm tới đây cần tuyên truyền mạnh hơn để chủ động phòng ngừa, hóa giải nguyên nhân.
Đề nghi các cơ sở mầm non, phổ thông phải cụ thể hóa các hoạt động bằng việc của nhà trường trong đó phân công rõ trách nhiệm của lãnh đạo, Ban giám hiệu, cấp ủy, trong đó đứng đầu là hiệu trưởng, bí thư, các vị trí giáo viên chủ nhiệm, rồi đoàn hội, các giáo viên, người lao động, các bên liên quan để liên kết các nhà trường với gia đình”.
Cũng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Cần tăng cường thanh tra, giám sát.
Khi kiểm tra, giám sát hoạt động của từng bên để phát hiện ra vấn đề, chỉ ra các bất cập thì công tác thực hiện kế hoạch sẽ không thiết thực.
Nếu không kiểm tra giám sát, sát sao chỉ đạo, triển khai kế hoạch thì đôi khi kế hoạch chỉ trên giấy không thiết thực.
Ngoài việc đôn đốc nhắc nhở, phát hiện ra người tốt, việc tốt, nhân rộng ra điển hình tiên tiến theo chủ trương viết cái tốt, cái đẹp, dẹp cái xấu”.
Yêu cầu xử lý kỷ luật nghiêm khắc học sinh có hành vi bạo lực học đường |
Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh: “Cần xử lý những cá nhân trong đó là hiệu trưởng, cá nhân vị phạm.
Đề nghị lãnh đạo sở thực hiện nghiêm túc chủ trương của ngành nếu như giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo không được đứng lớp.
Không để giáo viên vi phạm thì đẩy sang lớp nọ lớp kia. Căn cứ mức độ vi phạm đến đâu xử lý theo pháp luật. Chúng ta phải làm gương".
Cuối cùng Bộ trưởng Nhạ chỉ rõ: "Một số địa phương khi giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo đình chỉ 3 hôm hay một tuần. Sau đó, bố trí dạy lớp khác như vậy là không nghiêm túc.
Các lãnh đạo địa phương phải sát sao, kiểm tra, vào cuộc nơi nào còn dung túng thì xử lý.
Mức độ phải nghiêm túc, rất lưu ý, không làm nghiêm thì sẽ nhờn các quy định”.