Sau rất nhiều thất bại và nỗi đau do hiệu ứng ngược của những liều “doping tiền thưởng” ở sân chơi khu vực mấy năm gần đây, cuối cùng ở AFF Cup 2012 diễn ra vào cuối năm nay, VFF đã quyết định sẽ không tiến hành công bố mức thưởng dự kiến, hay gọi nôm na là treo thưởng, cho ĐTVN như trước để tránh những chuyện không hay.
Thực ra bản chất của việc treo thưởng không phải là xấu, vì ở EURO 2012 vừa qua và cách đây chưa xa là World Cup 2010, có thể lấy dẫn chứng hàng loạt LĐBĐ QG đã công bố mức thưởng tuỳ theo thành tích cụ thể cho các cầu thủ trước khi chính thức dự giải để động viên tinh thần cố gắng của họ. Tuy nhiên, với bóng đá VN, cụm từ “treo thưởng” lại mang ý nghĩa khá đặc biệt, tới mức có thể nói đấy là một đặc sản của nền bóng đá bản chất như nghiệp dư nhưng lại hưởng lương chuyên nghiệp.
Thực ra bản chất của việc treo thưởng không phải là xấu, vì ở EURO 2012 vừa qua và cách đây chưa xa là World Cup 2010, có thể lấy dẫn chứng hàng loạt LĐBĐ QG đã công bố mức thưởng tuỳ theo thành tích cụ thể cho các cầu thủ trước khi chính thức dự giải để động viên tinh thần cố gắng của họ. Tuy nhiên, với bóng đá VN, cụm từ “treo thưởng” lại mang ý nghĩa khá đặc biệt, tới mức có thể nói đấy là một đặc sản của nền bóng đá bản chất như nghiệp dư nhưng lại hưởng lương chuyên nghiệp.
ĐTVN từng thi đấu không tốt khi được treo thưởng lớn tại AFF Cup 2010. Ảnh: V.S.I |
Chỉ có ở V-League mới có chuyện BTC phải nghĩ cách đưa ra mức trần về tiền thưởng được treo ở mỗi trận để bảo đảm không xảy ra chuyện “kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”, nhưng cuối cùng thì quy định vẫn cứ là quy định, còn các ông bầu vẫn công khai thưởng tiền cho các cầu thủ vượt nhiều lần so với mức trần mà chẳng thấy BTC hay VPF có ý kiến.
Tuy nhiên, ở ĐTVN thì treo thưởng lại là một vấn đề tương đối nhạy cảm, bởi nếu việc thi đấu ở CLB có thể coi là chuyện mưu sinh với cầu thủ, thì khoác áo ĐTVN với họ không chỉ là vinh dự mà còn là nghĩa vụ và trách nhiệm. Mà thực tế từ năm 2005 tới giờ cho thấy, hễ cứ ở giải khu vực nào VFF hoặc các nhà tài trợ hứa thưởng cao là y như rằng kết quả thi đấu đều không như mong muốn, còn AFF Cup 2008 không được kỳ vọng thì lại bất ngờ giành HCV.
Còn nhớ ở SEA Games 26 diễn ra năm ngoái, ĐT U23 VN từng được hứa mức thưởng lên tới cả triệu USD cho chức vô địch, nhưng cuối cùng đến cả HCĐ chúng ta cũng không có nốt. Bởi thế không có gì ngạc nhiên khi năm nay VFF lại quyết định không công bố mức thưởng cho ĐTVN trước thềm AFF Cup 2012, vì nếu ĐTVN thi đấu thành công thì không sao, còn trong trường hợp thất bại, hoặc tệ hơn là thất bại thảm hại, thì chuyện treo thưởng lại trở thành rất khôi hài, thậm chí là kỳ cục.
Tuy nhiên, ở ĐTVN thì treo thưởng lại là một vấn đề tương đối nhạy cảm, bởi nếu việc thi đấu ở CLB có thể coi là chuyện mưu sinh với cầu thủ, thì khoác áo ĐTVN với họ không chỉ là vinh dự mà còn là nghĩa vụ và trách nhiệm. Mà thực tế từ năm 2005 tới giờ cho thấy, hễ cứ ở giải khu vực nào VFF hoặc các nhà tài trợ hứa thưởng cao là y như rằng kết quả thi đấu đều không như mong muốn, còn AFF Cup 2008 không được kỳ vọng thì lại bất ngờ giành HCV.
Còn nhớ ở SEA Games 26 diễn ra năm ngoái, ĐT U23 VN từng được hứa mức thưởng lên tới cả triệu USD cho chức vô địch, nhưng cuối cùng đến cả HCĐ chúng ta cũng không có nốt. Bởi thế không có gì ngạc nhiên khi năm nay VFF lại quyết định không công bố mức thưởng cho ĐTVN trước thềm AFF Cup 2012, vì nếu ĐTVN thi đấu thành công thì không sao, còn trong trường hợp thất bại, hoặc tệ hơn là thất bại thảm hại, thì chuyện treo thưởng lại trở thành rất khôi hài, thậm chí là kỳ cục.
BẤM XEM ẢNH ĐẸP THỂ THAO |
BẤM XEM CLIP HOT THỂ THAO |
Theo TTVH