Trang mạng "Strategy Page" Mỹ ngày 12 tháng 4 đưa tin, lượng nhập khẩu vũ khí của Ấn Độ cao hơn bất kỳ nước nào khác. Trong 10 năm qua, lượng nhập khẩu vũ khí của nước này đã tăng hơn gấp đôi.
Tên lửa hành trình chống hạm siêu âm phiên bản mặt đất Brahmos do Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển |
Theo báo chí Mỹ, hiện tượng này xuất hiện là có mấy nguyên nhân, về nguồn nhân lực, Quân đội Ấn Độ là một trong 5 đội quân lớn trên thế giới (quy mô khoảng 1 triệu quân). Do đó, quân đội nước này cần lượng lớn trang bị.
Theo bài báo, trước khi kết thúc Chiến tranh Lạnh năm 1991, kinh tế Ấn Độ ở mức độ rất lớn chịu sự quản lý, kiểm soát của Chính phủ, nước này khi đó không phát triển doanh nghiệp có khả năng sản xuất vũ khí trang bị hiện đại, vì vậy, rất nhiều vũ khí có hàm lượng công nghệ tương đối cao (như xe bọc thép, máy bay chiến đấu, tàu chiến, pháo và tên lửa) đều dựa vào nhập khẩu.
Nga ra giá thích hợp nhất, thậm chí còn cho phép Ấn Độ hoàn thành công tác lắp ráp rất nhiều vũ khí (như máy bay chiến đấu MiG-21 và xe tăng) ở trong nước. Điều này đã tiết kiệm được một số tiền cho Ấn Độ.
Máy bay chiến đấu MiG-21 của Không quân Ấn Độ |
Theo đó, Ấn Độ còn có thể tự cho rằng, những vũ khí này là "Ấn Độ chế tạo".
Trên thực tế, những vũ khí này chỉ là hoàn thành lắp ráp ở Ấn Độ, bởi vì phần lớn linh kiện Ấn Độ đều không sản xuất được, chỉ có thể nhập khẩu từ Nga.
Theo bài báo, vào thập niên 90 của thế kỷ 20, Ấn Độ bắt đầu ý thức được phải tiến hành một số cải cách mang tính căn bản đối với nền kinh tế nước này. Do đó, nước này đã thúc đẩy thực hiện rất nhiều biện pháp cải cách.
Trung Quốc thúc đẩy tiến hành cải cách sớm hơn Ấn Độ 10 năm, kinh tế Trung Quốc sau đó luôn phát triển mạnh, điều này đã để lại ấn tượng sâu sắc cho Ấn Độ.
Xe tăng chiến đấu Arjun do Ấn Độ tự chế tạo |
Sau khi mở trói cho kinh tế, Ấn Độ bất ngờ đã xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp nghiên cứu phát triển và sản xuất công nghệ hiện đại. Trong khi đó, vào thập niên 80 của thế kỷ 20, công nghệ quân sự đã đạt được tiến triển dài, khi đó Nga đã thụt lùi rất nhiều.
Theo bái báo, do sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc, Quân đội Trung Quốc không chỉ tăng mạnh về chi tiêu, mà còn có được rất nhiều vũ khí mới. Với thực lực được tăng cường, Trung Quốc đã tái khẳng định yêu sách lãnh thổ trước đây với Ấn Độ.
Bài báo còn cho rằng, mua sắm vũ khí Nga đã hoàn toàn không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của Ấn Độ, bởi vì vũ khí trang bị Ấn Độ mua của Nga hoàn toàn không tốt hơn nhiều vũ khí do Trung Quốc tự sản xuất hoặc mua từ Nga.
Tàu ngầm hạt nhân Arihant do Ấn Độ tự chế |
Do đó, Ấn Độ bắt đầu cân nhắc mua vũ khí từ phương Tây, đồng thời nỗ lực vượt bậc để phát triển khả năng chế tạo vũ khí của mình.
Nhưng, 75% vũ khí nhập khẩu của Ấn Độ hiện vẫn đến từ Nga, Mỹ chỉ chiếm 7%.
Theo bài báo, trong 10 năm qua, Trung Quốc luôn giảm nhập khẩu vũ khí của Nga, đồng thời còn đang tiếp tục tăng mạnh xuất khẩu vũ khí trong nước. Trong khi đó, Ấn Độ hiện vẫn vất vả tìm kiếm khách hàng nước ngoài cho vũ khí của họ.