Tàu ngầm Hà Nội của Hải quân Việt Nam, tốc độ khi nổi là 17 hải lý/giờ, khi lặn là 20 hải lý/giờ, lặn sâu tối đa 350 m, có thể tự chủ hoạt động 45 ngày, biên chế 57 thủy thủ, dự trữ 18 quả ngư lôi và tên lửa. |
Tân Hoa xã ngày 3 tháng 2 dẫn trang mạng Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết, gần đây, Nga đã bàn giao chiếc thứ hai mang tên Hồ Chí Minh trong số 6 tàu ngầm diesel lớp Kilo mà Nga chế tạo cho Việt Nam.
Chiếc thứ nhất mang tên Hà Nội cũng biên chế cho Hải quân Việt Nam cách đây không lâu. Dưới sự giúp đỡ của Nga, nỗ lực của bản thân, đơn vị tàu ngầm hải quân đầu tiên của Việt Nam bắt đầu hình thành. Việt Nam cũng đã trở thành cường quốc hải quân của khu vực Đông Nam Á.
Theo bài báo, nhà máy đóng tàu Admiralty Nga nằm ở St. Petersburg tiết lộ, tàu ngầm thứ 2 chế tạo cho Việt Nam mang tên Hồ Chí Minh ngày 31 tháng 1 đã lên đường về Việt Nam.
Tàu ngầm Hồ Chí Minh được thuê chuyên chở bằng một chiếc sà lan cỡ lớn của Hà Lan, sà lan này đã rời nhà máy đóng tàu, dự kiến mất nửa tháng chạy trên biển, sẽ đến vịnh Cam Ranh - căn cứ tàu ngầm của Hải quân Việt Nam vào tháng 3 năm 2014.
Đại diện nhà máy đóng tàu Admiralty Nga cho biết, để duy trì hệ thống máy móc và ắc quy của tàu ngầm nằm trong trạng thái hoạt động, 6 nhân viên nhà máy và 6 thủy thủ của Hải quân Việt Nam đi cùng sà lan và tàu ngầm Hồ Chí Minh về Việt Nam.
Phía nhà máy đồng thời điều 14 nhân viên kỹ thuật, sẽ ở vịnh Cam Ranh đợi tàu ngầm Hồ Chí Minh trở về. Sau đó, chiếc tàu ngầm này sẽ tiến hành kiểm tra trên biển một lần, tiếp theo có thể đưa vào “trực chiến đấu” của Hải quân Việt Nam.
Tàu ngầm Hồ Chí Minh HQ-183 của Hải quân Việt Nam đang về nước bảo vệ chủ quyền biển đảo. |
Ngày 16 tháng 1, tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở St. Petersburg, đại diện hai nước Nga và Việt Nam đã tổ chức lễ bàn giao tàu ngầm Hồ Chí Minh.
Ngày 15 tháng 1, chiếc tàu ngầm đầu tiên mang tên Hà Nội mà Nga chế tạo cho Việt Nam đã tổ chức lễ biên chế tại vịnh Cam Ranh. Tàu ngầm Hà Nội đã bàn giao chính thức cho Việt Nam vào tháng 11 năm 2013, đồng thời đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 cũng do sà lan Hà Lan vận chuyển về đến vịnh Cam Ranh.
Theo bài báo, năm 2009, Việt Nam và Nga đã ký hợp đồng chế tạo 6 tàu ngầm diesel lớp Kilo trị giá 2,1 tỷ USD. Tàu ngầm Hà Nội và tàu ngầm Hồ Chí Minh là 2 chiếc thuộc lô đầu tiên. Chiếc tàu ngầm thứ ba mang tên Hải Phòng sẽ bàn giao cho Việt Nam vào tháng 11 năm 2014. Chiếc tàu ngầm thứ tư dự kiến hạ thủy vào tháng 3 năm 2014.
Chiếc tàu ngầm thứ năm có kế hoạch hàn nối các khoang chính vào cuối năm 2014. Còn chiếc tàu ngầm thứ sáu sẽ bắt đầu khởi công chế tao vào tháng 7 năm 2014. Chiếc cuối cùng này dự kiến năm 2016 sẽ đưa vào biên chế cho Hải quân Việt Nam.
Chương trình hợp tác tàu ngầm Nga-Việt còn gồm có Nga hỗ trợ Việt Nam thành lập lực lượng tàu ngầm, đào tạo thủy thủ tàu ngầm, xây dựng hạ tầng căn cứ tàu ngầm. Nhà máy đóng tàu Admiralty Nga phụ trách chế tạo 6 tàu ngầm cho Việt Nam sẽ thiết lập văn phòng của họ tại vịnh Cam Ranh để cung cấp hỗ trợ cho sửa chữa, bảo dưỡng tàu ngầm trong tương lai.
Trong khi đó, một tập đoàn công nghiệp quân sự khác chuyên sản xuất vũ khí tàu chiến của Nga đã mở văn phòng của họ tại Việt Nam 1 năm trước.
Tàu ngầm diesel Hồ Chí Minh |
Học giả vấn đề Đông Nam Á của Nga là Roque cho rằng, hợp tác kỹ thuật quân sự Việt-Nga là một bộ phận quan trọng của quan hệ hai nước. Roque nói: "Một điểm đứng chân của Nga ở châu Á, một điểm dứng chân khác ở châu Âu.
Nhưng, chính sách đối ngoại của Nga hiện nay ngày càng hướng tới châu Á, đặc biệt là nghiêng về khu vực Thái Bình Dương, trong khi đó, Việt Nam chiếm vị trí rất quan trọng trên phương diện này.
Về truyền thống, Quân đội Việt Nam luôn sử dụng trang bị do Nga chế tạo, Liên Xô từng cung cấp rất nhiều vũ khí tiên tiến cho Việt Nam, cho nên, hợp tác của hai bên trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự trong tương lai sẽ được tiếp tục tăng cường".
Bài báo chỉ ra, Việt Nam hiện đã trở thành khách hàng chủ yếu của vũ khí Nga. Ngoài chương trình tàu ngầm, Nga đang chế tạo tàu hộ vệ lớp Gepard cho Việt Nam, đồng thời bán máy bay chiến đấu Su-30MK2 cho Việt Nam - để Hải quân sử dụng, có thể tấn công tàu chiến mặt nước và các mục tiêu hải đảo.
Truyền thông Nga cho rằng, dưới sự giúp đỡ, chi viện của Nga, đơn vị tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam không những hình thành một cách thuận lợi, Việt Nam đồng thời còn trở thành nước lớn hải quân ở Đông Nam Á.
Cùng với việc lần lượt bàn giao, biên chế tàu ngầm lớp Kilo, trong bối cảnh xung đột chủ quyền Biển Đông, sức chiến đấu của Hải quân Việt Nam sẽ vì vậy được tăng cường rất lớn.
Tàu ngầm Hà Nội, Hải quân Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh (nguồn mạng sina) |
Học giả Roque cho rằng, sau khi đã trải qua sự đình trệ của thập niên 90 thế kỷ trước, quan hệ Nga-Việt hiện nay ngày càng mật thiết, chặt chẽ. Hai nước là đối tác chiến lược thực sự (hữu danh hữu thực), trong đó, hợp tác kỹ thuật quân sự cũng sẽ thúc đẩy hai bên tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác.
Roque nói: "Quan hệ Nga-Việt hiện nay đang trải qua một cao trào mới, đang bước vào một giai đoạn mới. Hai bên đang mở rộng hợp tác trong tất cả các lĩnh vực quan trọng, then chốt. Ở đây trước tiên là hợp tác kỹ thuật quân sự, ngoài ra, trên phương diện kinh tế chính là hợp tác trong lĩnh vực năng lượng".
Tàu ngầm lớp Kilo cung cấp cho Việt Nam do Cục thiết kế Rubin Nga ở St. Petersburg thiết kế. Tàu ngầm Việt Nam đã trang bị tên lửa Club dùng để tấn công tàu và các mục tiêu trên bờ.
Tàu ngầm Hà Nội, Hải quân Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh (nguồn mạng sina) |