Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A Trung Quốc trong Lễ duyệt binh ngày Quốc khánh - ngày 1 tháng 10 năm 2009 |
Tờ "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 10 tháng 4 đăng bài viết nhan đề "Hiện đại hóa hạt nhân của Trung Quốc và sự kết thúc của chính sách không minh bạch" của tác giả Nicolas Giacometti.
Bài viết cho rằng, một số việc cuối năm 2013 và đầu năm 2014 trong đó có việc Bắc Kinh phô diễn lực lượng tàu ngầm hạt nhân tiếp tục cho thấy rõ chính sách hạt nhân không minh bạch của Trung Quốc. Trên thực tế, thiếu thông tin đã hỗ trợ cho những thông tin "kinh ngạc" về việc hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.
Một số người cho rằng, hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của Trung Quốc là sự liều lĩnh nguy hiểm, phá hoại ổn định. Sự lo ngại này có lý lẽ nhất định, nhưng cũng có một khả năng khác: Hiện đại hóa hạt nhân sẽ xóa bỏ một số động cơ thực hiện chính sách không minh bạch của Trung Quốc.
Từ khi Trung Quốc lần đầu tiên thử nghiệm hạt nhân vào năm 1964 đến nay, không minh bạch luôn là một công cụ chiến lược của Bắc Kinh, dùng để khắc phục sự thiếu thốn và hạn chế to lớn của họ về khả năng sống sót và phá hoại của lực lượng hạt nhân, từ đó làm gia tăng hiệu quả răn đe đối với các đối thủ xâm lược tiềm tàng (chủ yếu là Liên Xô/Nga và Mỹ).
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A |
Trước năm 2006, tên lửa Đông Phong-5A là tên lửa duy nhất của Trung Quốc có thể lắp đầu đạn hạt nhân và vươn tới lãnh thổ Mỹ, số lượng tương đối có hạn. Điều này làm cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc rất dễ bị tiêu diệt toàn bộ khi bị tấn công lượt đầu tiên.
Muốn nâng cao khả năng sống sót cho tên lửa, bảo đảm chúng sẽ không bị tiêu diệt trước khi bắn, cần áp dụng các loại biện pháp. Nếu mục tiêu này không đạt được thì không thể tạo ra được sự đe dọa trả thù đối thủ.
Nói chung, so với lực lượng hạt nhân của các các nước lớn khác, Trung Quốc thuộc thế yếu cơ bản, điều này đã tạo ra sức ép mang tính cấu trúc cho Bắc Kinh, không thể không áp dụng chính sách không minh bạch trong và sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Bắc Kinh giữ bí mật đối với số lượng và vị trí của những tên lửa này giúp tạo ra cảm giác không xác định cho đối thủ, làm cho kế hoạch đánh đòn phủ đầu khó thực hiện hơn.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31 |
Nhưng, nhìn vào các loại thông tin có liên quan, từ trước đến nay và trong tương lai, Trung Quốc vẫn sẽ thúc đẩy hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân, mục đích chính là muốn giải quyết sự thiếu thốn nói trên.
Mặc dù các bước hiện đại hóa chậm chạp, lực lượng hạt nhân của Trung Quốc vẫn không tiên tiến nhất trong 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhưng khả năng sống sót và phá hoại của nó đang gia tăng một cách ổn định, từng bước làm cho Bắc Kinh đạt được khả năng đáp trả mà họ theo đuổi từ lâu.
Tương tự, hiện đại hóa và phát triển kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc hiện nay cũng đã gia tăng uy lực phá hoại, số lượng tên lửa có thể tấn công lãnh thổ Mỹ đang không ngừng gia tăng.
Vì vậy, mặc dù về số lượng đầu đạn tuyệt đối, Trung Quốc không bằng Mỹ, Nga, nhưng khả năng gây sức ép to lớn đang ngày càng tăng lên. Điều này sẽ xác lập khả năng bảm đảm tấn công và tiêu diệt tương tự, từ đó nâng cao độ tin cậy cho khả năng đe dọa hạt nhân của Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục lục địa kiểu cũ Đông Phong-5 Trung Quốc (dùng nhiên liệu lỏng) |
Hiện đại hóa lực lượng hạt nhân hiện nay của Trung Quốc rõ ràng là để giải quyết sự thiếu thốn về khả năng răn đe - ở mức độ nhất định thúc đẩy họ áp dụng chính sách không minh bạch. Nhưng một số nguyên nhân phía sau dần dần mất đi chưa chắc có nghĩa là Bắc Kinh sẽ nhanh chóng từ bỏ chính sách này.
Các bước hiện đạt hóa hạt nhân của Trung Quốc chậm chạp, nguyên nhân cũng sẽ như vậy. Ngoài ra, tạo ra sự không minh bạch còn có các nhân tố khác như văn hóa hoặc lập trường ngoại giao - có thể cũng sẽ thúc đẩy Bắc Kinh cố gắng giữ bí mật về khả năng răn đe hạt nhân.