Tên lửa xuyên lục địa Đông Phong-31 Trung Quốc |
Nhật Bản muốn Trung Quốc tham gia giải trừ quân bị
Ngày 18 tháng 3 đưa tin, năm 2015, là kỷ niệm tròn 70 năm nổ bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản. Hướng tới hội nghị đánh giá lại "Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân" dự định tổ chức vào năm 2015, Nhật Bản đang nỗ lực tăng cường quyền phát ngôn và cảm giác tồn tại, muốn tìm cách kiềm chế Trung Quốc.
Theo tờ "Nishinippon Shimbun", hội nghị Ngoại trưởng 12 nước thành viên (không sở hữu vũ khí hạt nhân, trong đó có Nhật Bản) của "Sáng kiến Không Phổ biến và Giải trừ hạt nhân" (NPDI) sẽ tổ chức ở tỉnh Hiroshima, Nhật Bản vào tháng 4 năm 2014.
Ngày 16 tháng 3, nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản tiết lộ, trong thông cáo chung của hội nghị Ngoại trưởng các nước thành viên NPDI lần này, sẽ lần đầu tiên yêu cầu Trung Quốc tham gia hội đàm Mỹ-Nga để giảm đầu đạn hạt nhân. Đây là để kiềm chế Trung Quốc, nước duy nhất trong số 5 nước sở hữu vũ khí hạt nhân đang tăng cường sức chiến đấu hạt nhân.
Nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản còn tiết lộ, hội nghị của NPDI lần này sẽ tổ chức ở Hiroshima, khu vực nổ bom hạt nhân, vì vậy, các nước thành viên đều tương đối coi trọng yêu cầu của Nhật Bản, đồng thời sẽ phản ánh vào Tuyên bố chung.
Tên lửa đạn đạo Đông Phong-31 Pháo binh 2 Trung Quốc |
Báo Trung Quốc: Nhật Bản tìm cớ tăng cường quân bị
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 18 tháng 3 cũng dẫn hãng Kyodo, Nhật Bản đưa tin, nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản ngày 16 tháng 3 tiết lộ, tuyên bố chung của hội nghị Ngoại trưởng các nước thành viên NPDI vào tháng 4 nay nay sẽ yêu cầu Trung Quốc tham gia tham vấn Mỹ-Nga để cắt giảm số lượng đầu đạn hạt nhân, yêu cầu thúc đẩy giải trừ quân bị trong khuôn khổ đa phương. NPDI là tổ chức quốc tế có 12 nước thành viên không sở hữu vũ khí hạt nhân.
Theo bài báo, mục đích hành động của Chính phủ Nhật Bản là kiềm chế Trung Quốc - nước duy nhất trong 5 nước sở hữu vũ khí hạt nhân đang tăng sức chiến đấu hạt nhân.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố, từ ngày 11 đến ngày 12 tháng 4, 12 nước không sở hữu vũ khí hạt nhân như Nhật Bản, Đức, Australia sẽ tổ chức hội nghị tại Hiroshima.
Với tư cách nước sở hữu vũ khí hạt nhân, Mỹ sẽ lần đầu tiên tham dự với tư cách quan sát viên. Hãng Kyodo Nhật Bản ngày 17 tháng 3 cho rằng, đây là hội nghị NPDI tổ chức ở Hiroshima, nơi bị bỏ bom nguyên tử, vì vậy được coi trọng. "Do Nhật Bản yêu cầu, nội dung nói trên được phản ánh vào dự thảo tuyên bố".
Một chuyên gia an ninh hạt nhân giấu tên của Trung Quốc cho rằng: "Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc giải trừ quân bị hạt nhân là không hề mới, họ nhiều lần đề xuất nhưng không được đa số ủng hộ". Theo chuyên gia này, nước lớn hạt nhân như Mỹ, Nga đều hiểu rõ khoảng cách giữa Trung Quốc với họ về số lượng đầu đạn hạt nhân, Trung Quốc căn bản không có điều kiện cùng Mỹ, Nga tiến hành giải trừ quân bị hạt nhân.
Đầu đạn hạt nhân |
Ông cho rằng, Nhật Bản lúc này đưa ra đề nghị là có "mục đích chính trị". Tuy trên thế giới có 5 nước chính thức sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng sự chênh lệch rất lớn. Số lượng đầu đạn hạt nhân của Mỹ, Nga là 5 con số, số lượng đầu đạn hạt nhân của Anh, Pháp là 3 con số, số lượng của Trung Quốc về mặt công khai là ít nhất (?).
Nhật Bản lần này đề xuất muốn Trung Quốc tham gia giải trừ quân bị hạt nhân, biết rõ Trung Quốc sẽ không đồng ý, cho nên mục đích chính là tìm lý do để thay đổi Ba nguyên tắc không sở hữu vũ khí hạt nhân, phát triển vũ khí hạt nhân trong tương lai.
Nhật Bản mặc dù là nước bị hại bởi vũ khí hạt nhân, nhưng cũng là một trong những nước phát triển công nghệ hạt nhân tích cực nhất. Nguyên liệu hạt nhân và công nghệ liên quan hiện có của Nhật Bản làm cho họ có thể chế tạo được hàng nghìn đầu đạn hạt nhân trong thời gian ngắn, vượt lên trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới.
Trong khi đó, Nhật Bản có dự trữ công nghệ đầy đủ về khả năng đẩy tên lửa, dẫn đường, thu nhỏ đầu đạn.
Ngày 17 tháng 3, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông lên tiếng cho rằng, hiện nay Nhật Bản đã tích trữ rất nhiều nguyên liệu hạt nhân nhạy cảm, trong đó có plutonium và uranium cấp vũ khí có thể trực tiếp dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân, đã vượt xa nhu cầu bình thường, thực tế của Nhật Bản.
Tên lửa đạn đạo Cự Lang-2 trang bị cho tàu ngầm của Trung Quốc |