Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee |
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 16 tháng 9 đưa tin, ngày 15 tháng 9, trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Ấn Độ Mukherjee và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã cùng chủ trì ký kết 7 thỏa thuận, trong đó có mở rộng hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông, Việt Nam sẽ dành thêm 2 mỏ khí đốt ở Biển Đông cho công ty Ấn Độ khai thác.
Tờ "The Times of India" cho rằng, Trung Quốc luôn phản đối Ấn Độ can dự tranh chấp Biển Đông, trợ giúp Việt Nam khai thác dầu mỏ Biển Đông.
"Vào thứ Tư, Thủ tướng Ấn Độ Modi sẽ chào đón nhà lãnh đạo Trung Quốc đến thăm trong ngày sinh nhật của ông, thông điệp chính trị đằng sau chuyến thăm của ông Mukherjee là: Ấn Độ không muốn từ bỏ bên nào".
Theo tờ "The Times of India" ngày 15 tháng 9, chi nhánh nước ngoài của Công ty dầu khí Ấn Độ cùng với Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam cùng ngày đã ký kết hiệp định thăm dò 2 lô khác ở Biển Đông.
Tờ "Nhật báo Phố Wall" Mỹ ngày 15 tháng 9 dẫn lời Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, Đỗ Văn Hậu cho biết: "Nhiều năm qua, Oil & Natural Gas luôn tiến hành thăm dò và sản xuất dầu mỏ và khí đốt tại duyên hải Việt Nam, hiệp định hôm nay sẽ mở đường cho chúng tôi mở rộng hợp tác ở các lô khác tại duyên hải Việt Nam".
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos do Ấn-Nga hợp tác chế tạo |
Trước đó có tin cho biết, Công ty dầu khí Ấn Độ có nhiều lô thăm dò ở Biển Đông, trong đó lô 127 và 128 đều được Trung Quốc cho là nằm trong khu vực mà họ tuyên bố "chủ quyền" bất hợp pháp.
Năm 2011, do không thể thăm dò được tài nguyên dầu khí, công ty Ấn Độ đã từ bỏ kế hoạch khai thác lô 127. Năm 2012, do nguyên nhân công nghệ, công ty Ấn Độ từng muốn từ bỏ thăm dò lô 128, nhưng được Việt Nam yêu cầu giữ lại đến năm 2014.
Hãng tin IANS (India's IANS News Agency) ngày 15 tháng 9 cho rằng, trong 7 hiệp định mà Ấn Độ và Việt Nam ký ngày 15 tháng 9, ngoài hiệp định hợp tác dầu khí, còn có mở đường bay thẳng giữa Thủ đô hai nước, mở rộng mức tín dụng mua trang bị quân sự.
Trang mạng "Học giả ngoại giao" Nhật Bản cho rằng, trước chuyến thăm của ông Mukherjee, báo chí Ấn Độ tiết lộ, Việt Nam năm 2011 đề xuất muốn mua sắm tên lửa hành trình siêu âm Brahmos do Nga và Ấn Độ hợp tác nghiên cứu chế tạo, các cuộc đàm phán về giao dịch này đã kết thúc, Nga cũng gật đầu đồng ý để Ấn Độ xuất khẩu hệ thống này cho Việt Nam.
Trang mạng "Tuổi trẻ" Việt Nam ngày 15 tháng 9 cho rằng, đây là Ấn Độ "phát đi tín hiệu mạnh mẽ đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực an ninh khu vực Đông Á".
Theo báo Trung Quốc, chuyến thăm lần này của ông Mukherjee đúng vào trước thềm nhà lãnh đạo Trung Quốc thăm Ấn Độ, vì vậy gây chú ý/phỏng đoán.
Tờ "Thời báo kinh tế" Ấn Độ dẫn lời thư ký các vấn đề Đông Á, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, chuyến thăm Việt Nam lần này của ông Mukherjee làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược hai nước, Việt Nam là đối tác then chốt trong "chính sách hướng Đông" của Ấn Độ.
Tên lửa hành trình BrahMos phiên bản hải quân |
Quan chức này nói, Tổng thống Ấn Độ thăm Việt Nam trước khi lãnh đạo Trung Quốc thăm Ấn Độ lần đầu tiên "không có lý do đặc biệt", quan hệ giữa Ấn Độ với hai nước Trung Quốc và Việt Nam "tiếp tục tiến lên theo từng phương hướng".
Tờ "The Hindu" ngày 15 tháng 9 cho rằng, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mukherjee có ý nghĩa đặc biệt. Hoạt động thăm dò dầu khí của Ấn Độ ở Biển Đông luôn là tiêu điểm tranh cãi với Trung Quốc, "bảo đảm lợi ích quốc gia trong xung đột ở Thái Bình Dương vẫn là thách thức quan trọng của Ấn Độ".