LTS: Hiện nay, việc giáo dục đào tạo ngoài công lập đang chững lại về quy mô.
Trước tình trạng này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã có nhiều lo lắng về hiện tượng “hữu sinh vô dưỡng” của các trường đại học ngoài công lập.
Thầy giáo Vân Đăng ở Hà Nội bày tỏ sự tin tưởng rằng những định hướng đúng đắn của Bộ trưởng sẽ giúp nền giáo dục ngoài công lập phát triển.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!
Chủ trương và kết quả
Ngay từ năm 1997, Nghị quyết của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa đã đặt vấn đề “Xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hoá và sự phát triển về thể chất và tinh thần của nhân dân”; “là chính sách lâu dài, là phương châm thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước”[1].
Thực tế, đóng góp của cộng đồng dân cư cho giáo dục là đáng kể. Giai đoạn 2006-2010 nguồn vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước huy động dưới hình thức xã hội hóa chiếm xấp xỉ 22% tổng đầu tư toàn xã hội cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề [2].
Số liệu điều tra mức sống dân cư năm 2014 cho thấy mức chi từ hộ gia đình cho giáo dục là đáng kể.
Thống kê chi phí cho giáo dục các cấp. |
Cho dù vậy, nhìn vào một số tiêu chí (TC) thực hiện NQ: 05/2005/NQ-CP của Chính phủ về Xã hội hóa phát triển giáo dục ta không khỏi phân vân, đó là:
Tiêu chí thực hiện NQ: 05/2005/NQ-CP của Chính phủ về Xã hội hóa phát triển giáo dục. |
Bảng trên đặt ra nhiều câu hỏi. Riêng với giáo dục đại học ngoài công lập đã có sự chững lại về quy mô. Phía sau của hiện tượng này là những gì?
Bộ trưởng vào cuộc mạnh
Những người quan tâm đến giáo dục đại học đều thấy tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đang dành sự quan tâm lớn đến giáo dục đại học ngoài công lập.
Khi mới nhận chức, chuyến gặp gỡ của Bộ trưởng với một trường đại ở phía Nam là một trường ngoài công lập.
Làm sao để phát triển các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập? |
Kế đến, khi làm việc với Hiệp hội các trường đại học cao đẳng Việt Nam, ông tâm tư về hiện tượng “hữu sinh vô dưỡng” quá lâu đối với các trường đại học ngoài công lập.
Ngày 20 tháng 12 năm 2016, Bộ trưởng đã làm việc với các bộ phận chức năng và một số chuyên gia để chuẩn bị khảo sát tất cả các trường đại học ngoài công lập.
Bộ trưởng đích thân làm Trưởng Ban chỉ đạo. Ông muốn thấu hiểu một bức tranh trung thực về trường đại học ngoài công lập để từ đó đưa ra những mục tiêu, những giải pháp cụ thể.
Một căn bệnh nan y khiến Bộ trưởng phải “xét nghiệm” kỹ càng, không thể buộc chỉ cổ tay (huyền ti bắt mạch) mà phán.
Các danh y thời cổ đại có thể bắt mạch qua một sợi tơ. (Ảnh: Internet) |
Chín nhóm vấn đề được Bộ trưởng chỉ đạo khảo sát đã phủ kín toàn bộ các hoạt động của giáo dục đại học ngoài công lập.
Chúng ta sẽ có cơ hội nhìn lại thấu đáo từ khung pháp lý, cơ cấu quản trị, đầu tư, quản lý tài chính tài sản, đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, sinh viên đến công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.
Bộ trưởng yêu cầu ở mỗi việc đều nhận dạng được đâu là bất cập hạn chế; đối chiếu với các chỉ số đã được cơ sở đại học ngoài công lập đăng ký khi làm đề án thành lập trường, đối chiếu với các chỉ số tương tự ở các trường đại học công.
Tin rằng, với việc vào cuộc lần này của Bộ trưởng, những giá trị đích thực của giáo dục đại học ngoài công lập sẽ được nhân lên.
Tài liệu tham khảo:
[1]. Nghị quyết 90-CP phiên họp tháng 3/1997 của CP về phương hướng và chủ trường xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa.
[2]. Số liệu Cục đầu tư nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.