Vài lần trong cuộc họp báo chiều qua, chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ nhấn mạnh quyết định giữ lại TTK Trần Quốc Tuấn là “ý chí của tập thể” và cá nhân ông cũng không có quyền ký vào lá đơn xin từ chức của ông Tuấn được gửi lên Thường trực VFF cách nay chưa lâu.
Song nếu xét theo “ý chí của cá nhân”, có thể tin rằng ông chủ tịch cũng không muốn mất đi cánh tay phải của mình. Bởi chính ông cũng bày tỏ quan điểm rằng: “Không một quốc gia nào trên thế giới xử lý cách chức một Trưởng đoàn sau thất bại của một đội bóng. Người Trưởng đoàn chỉ chịu trách nhiệm về quản lý hành chính. Thất bại của U23 VN thuộc về chuyên môn”.
Kèm theo đó là những “lý do khách quan” kiểu: “Tổng thư ký Trần Quốc Tuấn là người của Tổng cục TDTT biệt phái sang VFF. Chúng tôi chưa nhận được văn bản nào từ Tổng cục về việc rút anh Tuấn trở lại đơn vị”. Tất nhiên, với cương vị chủ tịch VFF và là một thành viên trong BCH, ông Nguyễn Trọng Hỷ có quyền bày tỏ quan điểm của mình.
Nhưng vẫn phải nhắc lại một chi tiết xung quanh buổi họp phân tích về thất bại của ĐT U23 VN tại SEA Games 26. Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ cùng PCT Lê Hùng Dũng đều không tham dự vì bận công tác và nếu không nhầm thì thông qua một vài kênh thông tin, hai nhân vật vừa nhắc đã bày tỏ ý kiến ủng hộ HLV Goetz. Liệu có thể coi đó là một sự tác động đủ mạnh để quyết định tiếp tục hợp tác với nhà cầm quân người Đức đã được thông qua không hề “tập thể” một chút nào, khi thành phần của cuộc họp ấy vỏn vẹn không quá chục người?!
Với bóng đá VN, cần phải sòng phẳng rằng vị trí HLV trưởng hai cấp độ ĐTQG nếu so sánh với vị trí TTK VFF cũng không hề thua kém về mức độ quan trọng. Nên câu hỏi đầu tiên cần phải đặt ra là tại sao vì chuyện từ chức của một ông TTK thì cả BCH phải họp bất thường còn vì chuyện tương lai của một ông HLV trưởng thì chỉ có 3 Ủy viên Thường trực, ông Trưởng đoàn cùng thành phần BHL U23 VN tham gia?
Phải chăng nếu chiếc ghế của TTK Trần Quốc Tuấn bị “gãy” thì sẽ còn nhiều chiếc ghế khác tiếp tục “bể” trong một hiệu ứng “domino” nên người ta phải ngăn chặn ngay từ miếng ghép đầu tiên? Và trong hoàn cảnh này, HLV Goetz đương nhiên nổi lên như ứng viên hàng đầu cho vai “cascadeur”.
Vẫn chất giọng rất “Tây” của Phó chủ tịch phụ trách truyền thông và đối ngoại Nguyễn Lân Trung buổi chiều ngày 28/11 ấy: “Quyết định tiếp tục hợp tác với HLV Goetz là ý chí của VFF”, thì chiều ngày hôm qua nó lại vang lên: “100% thành viên BCH có mặt nhất trí với quyết định sa thải nhà cầm quân người Đức”.
Người ta đã suýt phì cười khi nghe một câu bình luận dí dỏm của chương trình Thể thao 24/7 phát trên VTV1 tối qua: “Với bóng đá VN người muốn từ chức có thể sẽ khiến cho người không muốn từ chức mất ghế. Liệu có thể coi đây là sự mở đầu cho một xu hướng văn hóa từ chức mới của bóng đá VN”.
Không hiểu một nhà cầm quân đến từ nền bóng đá chuyên nghiệp hàng đầu như Falko Goetz sẽ nghĩ gì nếu ngày 28/11, các “ông chủ” gọi HLV người Đức lên bảo: “Rút kinh nghiệm, tiếp tục làm việc nhé!”, rồi chừng một tháng sau lại nói: “Anh bị sa thải vì chúng tôi không muốn mất một TTK trẻ tuổi, giàu năng lực và có tinh thần làm việc hết sức trách nhiệm”?!
Song nếu xét theo “ý chí của cá nhân”, có thể tin rằng ông chủ tịch cũng không muốn mất đi cánh tay phải của mình. Bởi chính ông cũng bày tỏ quan điểm rằng: “Không một quốc gia nào trên thế giới xử lý cách chức một Trưởng đoàn sau thất bại của một đội bóng. Người Trưởng đoàn chỉ chịu trách nhiệm về quản lý hành chính. Thất bại của U23 VN thuộc về chuyên môn”.
Kèm theo đó là những “lý do khách quan” kiểu: “Tổng thư ký Trần Quốc Tuấn là người của Tổng cục TDTT biệt phái sang VFF. Chúng tôi chưa nhận được văn bản nào từ Tổng cục về việc rút anh Tuấn trở lại đơn vị”. Tất nhiên, với cương vị chủ tịch VFF và là một thành viên trong BCH, ông Nguyễn Trọng Hỷ có quyền bày tỏ quan điểm của mình.
HLV Goetz đứng trước nguy cơ bị sa thải dù trước đó đã được VFF khẳng định sự tin tưởng |
Với bóng đá VN, cần phải sòng phẳng rằng vị trí HLV trưởng hai cấp độ ĐTQG nếu so sánh với vị trí TTK VFF cũng không hề thua kém về mức độ quan trọng. Nên câu hỏi đầu tiên cần phải đặt ra là tại sao vì chuyện từ chức của một ông TTK thì cả BCH phải họp bất thường còn vì chuyện tương lai của một ông HLV trưởng thì chỉ có 3 Ủy viên Thường trực, ông Trưởng đoàn cùng thành phần BHL U23 VN tham gia?
Phải chăng nếu chiếc ghế của TTK Trần Quốc Tuấn bị “gãy” thì sẽ còn nhiều chiếc ghế khác tiếp tục “bể” trong một hiệu ứng “domino” nên người ta phải ngăn chặn ngay từ miếng ghép đầu tiên? Và trong hoàn cảnh này, HLV Goetz đương nhiên nổi lên như ứng viên hàng đầu cho vai “cascadeur”.
Vẫn chất giọng rất “Tây” của Phó chủ tịch phụ trách truyền thông và đối ngoại Nguyễn Lân Trung buổi chiều ngày 28/11 ấy: “Quyết định tiếp tục hợp tác với HLV Goetz là ý chí của VFF”, thì chiều ngày hôm qua nó lại vang lên: “100% thành viên BCH có mặt nhất trí với quyết định sa thải nhà cầm quân người Đức”.
Người ta đã suýt phì cười khi nghe một câu bình luận dí dỏm của chương trình Thể thao 24/7 phát trên VTV1 tối qua: “Với bóng đá VN người muốn từ chức có thể sẽ khiến cho người không muốn từ chức mất ghế. Liệu có thể coi đây là sự mở đầu cho một xu hướng văn hóa từ chức mới của bóng đá VN”.
Không hiểu một nhà cầm quân đến từ nền bóng đá chuyên nghiệp hàng đầu như Falko Goetz sẽ nghĩ gì nếu ngày 28/11, các “ông chủ” gọi HLV người Đức lên bảo: “Rút kinh nghiệm, tiếp tục làm việc nhé!”, rồi chừng một tháng sau lại nói: “Anh bị sa thải vì chúng tôi không muốn mất một TTK trẻ tuổi, giàu năng lực và có tinh thần làm việc hết sức trách nhiệm”?!
Theo TT&VH