Phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một phương thức đào tạo tiên tiến trong nền giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam mới chỉ ở ngưỡng học chế tín chỉ để phân biệt với các phương pháp đào tạo ra đời trước nó như học chế niên chế, học chế học phần.
Bắt đầu từ trường Đại học Havard vào những năm 1872 và giờ đây đã lan tỏa trên toàn thế giới. Hiện nay, hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng ở Việt Nam đang sử dụng hình thức học chế tín chỉ trong đào tạo sinh viên.
Đào tạo theo tín chỉ cải thiện chất lượng đào tạo, chuyển từ đào tạo sang tự đào tạo, phát huy năng lực của người học, tăng cường giờ tự nghiên cứu, tự học khi đó giáo viên chỉ truyền đạt những kiến thức chính sau đó đánh giá kiểm tra kết quả của sinh viên.
Đào tạo theo hình thức tín chỉ, sinh viên sẽ được chủ động về nhiều mặt, trong đó có bốn lợi ích chính mà nó mang lại: chọn thầy cô, chọn thời gian, chọn môn học phù hợp, rút ngắn thời gian…
Nhưng bên cạnh đó, liệu hệ thống cơ sở vật chất, kĩ thuật, nhân lực các trường có đáp ứng được bốn yêu cầu cơ bản của hình thức tín chỉ hay không?
Tín chỉ - những lợi ích hướng tới
Lợi ích của học chế tín chỉ là không thể phủ nhận: sinh viên được đăng ký các môn học theo khả năng học của mình trong một kỳ, tùy theo quy định về số tín chỉ của mỗi trường.
Như vây, sinh viên có thể rút ngắn thời gian học của mình, có thể ra trường sớm hơn mà thông thường là 4 đến 5 năm.
Giảng viên Hồ Tuấn Hùng - Giảng viên khoa Vật Lý – Đại học Sư Phạm Hà Nội |
Hoặc ngược lại, khi điều kiện kinh tế không cho phép sinh viên được tiếp tục theo học thì sinh viên có thể hoàn toàn được phép kéo dài chương trình học (trong một khoảng thời gian theo quy định riêng từng trường) mà không bị ảnh hưởng gì khi các em quay lại tiếp tục chương trình học.
Các trường Cao đẳng Y – Dược đi tìm lời giải học chế tín chỉ(GDVN) - Chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang học chế tín chỉ là một bước đột phá trong giáo dục đại học, đặc biệt đối với các trường cao đẳng y – dược. |
Giảm số tiết lên lớp (ví dụ có những môn từ 60 tiết lên lớp giảm xuống còn 30 tiết) , tăng giờ tự học, tự nghiên cứu, từ đó tăng tính tự giác cho sinh viên.
Nếu sắp xếp được thời gian hợp lý, sinh viên có thể cùng lúc học hai chuyên nghành. Số lượng sinh viên giỏi, xuất sắc tăng nhanh, chất lượng sinh viên ra trường cũng được cải thiện.
Những mặt lợi mà học chế tín chỉ mang lại cho nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua chúng ta phải ghi nhận.
Tuy nhiên, những mặt hạn chế mà đào tạo học chế tín chỉ vẫn là vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách cần phải tiếp tục nghiên cứu đưa ra giải pháp phù hợp.
“Lợi bất cập hại”
Khi ý thức của Sinh viên Việt Nam còn kém, bị động trong thu nhận kiến thức, cơ sở vật chất, nhân lực chưa đảm bảo. Tín chỉ có phải là một hình thức phù hợp trong hệ thống đào tạo hiện nay hay không?
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với giảng viên Hồ Tuấn Hùng - khoa Vật lí – trường Đại học Sư phạm Hà Nội về những bất cập trong việc học tín chỉ ở các trường Đại học hiện nay.
Theo giảng viên Hùng, sinh viên và giảng viên là những yếu tố tiên quyết để quyết định thành công cho hình thức đào tạo này.
“Về phía sinh viên, do học theo hệ niên chế từ lúc bắt đầu cắp sách đến trường cho đến khi kết thúc thời học sinh là mười hai năm, cả một thời gian dài được giáo viên dạy theo sự sắp xếp của nhà trường, giáo viên giảng gì, học trò học nấy.
Một cách vô thức, nó làm cho tính tự giác, chủ động của học sinh dần biến mất. Thực tế, ta thấy khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên Việt Nam hiện nay còn rất kém.
Về phía giáo viên, phải thừa nhận rằng vai trò của việc truyền tải kiến thức đến với người học là vô cùng quan trọng, giúp định hướng kiến thức cho người học.
Thực tế, trình độ của đội ngũ cán bộ giảng viên của nước ta hiện nay còn thấp so với thế giới, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ” giảng viên Hồ Tuấn Hùng nhận định.
Ông cũng cho biết thêm: “Thái độ, ý thức học tập là rất quan trọng, đặc biệt đối với phương thức Tín chỉ thì sinh viên phải thực sự có tính tự giác cao, ham học hỏi, tìm tòi”.
Về cơ sở vật chất, chúng ta hiện nay đang mắc một sai lầm duy ý chí. Muốn mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng đào tạo nhưng lại không tăng kinh phí cho đào tạo.
Hiệp hội và Đại học Thái Nguyên ký kết nhiều nội dung quan trọng(GDVN) - Ngày 14/4, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã có buổi làm việc với Đại học Thái Nguyên về nhiều nội dung phối hợp liên quan. |
Cơ sở phòng học hiện nay không đảm bảo, lớp tín chỉ quá đông (trên 100 sinh viên), sinh viên phải ngồi chen chúc nhau, giảng viên chỉ có thể thuyết trình, không có điều kiện tổ chức trao đổi, thảo luận.
Lo lắng hình thức tín chỉ
Tín chỉ đa phần sẽ mang đến một khoảng thời gian trống cho sinh viên, điều đó thực sự là niềm vui hay nỗi lo lắng?
Trắng đêm…không đăng ký nổi một môn. Đó là tình trạng mà ai học theo chế tín chỉ cũng từng trải qua ít nhất một lần trong đời sinh viên.
Thay nhau thức “canh” mạng, đang đăng ký thì sập mạng, hay tình trạng quá tải vì quá nhiều người truy cập cùng một thời điểm…
Em Đỗ Bảo Quyết, sinh viên trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội cho hay: “Đối với em, việc mất ăn mất ngủ để chiến đấu với việc đăng ký tín chỉ là chuyện bình thường, có khi thức trắng đêm không đăng ký nổi một môn, đến khi vào được thì những môn cần học đã bị người ta đăng ký hết rồi”.
Còn Hoàng Đức Tâm – sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội cho biết: “Đăng ký tín chỉ thực sự rất gian nan, có bạn thì ra quán internet, có bạn thì lên thư viện trường để trực đăng ký.
Không đăng ký được những môn mình mong muốn, phải đăng ký sang những môn khác mà lẽ ra phải học sau thì mới hiểu được, hết lớp, hoặc lớp quá đôngkhông thể tập trung được”.
Theo ý kiến của sinh viên Nguyễn Thùy Linh – Đại học Tài Chính Ngân hàng, sinh viên thường phàn nàn rất nhiều về đăng kí tín chỉ, sinh viên thường bị đẩy lớp, không được lựa chọn thầy cô.
Thậm chí, nhiều thầy cô không quan tâm đến sinh viên, cứ hết tiết là hết. Vì thế nhiều sinh viên rất bị động trong tìm tòi tài liệu, kiến thức không tập trung.
Tín chỉ là “Đào tạo theo kiểu tự đào thải”, đó là nhận định của sinh viên Lên Văn Thông – Học Viện An Ninh Nhân Dân.
Em cho rằng, kết quả phụ thuộc vào sự tìm tòi của sinh viên là chủ yếu, ai không theo đc thì tự chìm xuống dần.
Theo sinh viên này, thầy cô đa phần chỉ quan tâm đến kết quả. Hầu hết các sinh viên trong trường không chủ động để tìm tòi kiến thức nước đến chân mới nhảy.
“Nếu được lựa chọn giữa hình thức tín chỉ và niên chế, mình vẫn chọn việc học của mình theo tín chỉ.
Vì trong các trường Đại học hiện nay việc trao đổi giữa sinh viên với giảng viên được nhiều, lớp đông thì dù có lên lớp đầy đủ chưa chắc đã tiếp thu được kiến thức nhiều hơn.
Mình có thể dành thời gian cho làm thêm hoặc học thêm các lĩnh vực khác yêu thích” Lên Văn Thông cho hay.
Cần một quá trình “quá độ”
Vẫn theo giảng viên Hồ Tuấn Hùng, muốn thay đổi nền giáo dục theo hướng hiện đại, bắt kịp theo sự phát triển của thế giới thì đều cần có một quá trình phát triển theo quy luật nhất định.
Muốn thay đổi về chất phải có thay đổi về số lượng và sự quản lý. Đấy là điều kiện cần và đủ.
Nói cách khác, muốn phát triển nhanh chóng, giảng viên Hồ Tuấn Hùng cho rằng phải có một quá trình gọi là “quá độ” đi đến hoàn chỉnh học chế tín chỉ ở Việt Nam.
Thực tế, học sinh học từ bậc Tiểu học đến bậc THPT đều theo phương thức niên chế. Khi bước vào cánh cổng Đại học, sinh viên bị “choáng” vì thay đổi phương thức học dẫn đến không thích ứng kịp.
Đào tạo tín chỉ, xem xét từ một trường Cao đẳng(GDVN)-Lãnh đạo trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ nhận định, đào tạo tín chỉ có lợi cho sinh viên, nhưng khó nhất trong học chế tín chỉ vẫn là thay đổi thói quen dạy và học. |
Việc giảm số tiết lên lớp đồng nghĩa với việc dung kiến thức cần truyền tải quá nhiều mà lượng thời gian không cho phép.
Thay vào đó việc đào tạo theo tín chỉ sẽ “ưu tiên” cho người học về nhà tự nghiên cứu. Điều này cũng gây ra tình trạng lười học, lười tìm tòi do không có sự thúc ép từ phía giáo viên.
Mặt khác, có thể thừa nhận đào tạo theo học chế tín chỉ thường hiệu quả ở những nước có nền giáo dục phát triển.
Trong khi nước ta là nước đang phát triển, vẫn còn lối tư duy nông nghiệp, nền giáo dục chưa thực sự sẵn sàng cho sự chuyển đổi theo cách “nhảy vọt” này.
Vì vậy, cần một thời kỳ quá độ cho phương thức học chế tín chỉ cho người học thích ứng kịp.
Giải pháp ở đây theo các chuyên gia, cấp tiểu học và THCS có thể là học theo niên chế nhưng khi lên bậc THPT dần lồng ghép, chuyển đổi dần để người học thích ứng.