GDVN - Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nam được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” theo Quyết định số 613/QĐ-CTN ngày 27/6/2024.
GDVN- Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, Nhà giáo Tạ Việt Hùng và Nhà giáo Đỗ Tường Hiệp đã có những chia sẻ về câu chuyện giáo dục và Nhà giáo.
GDVN- Dù các giáo viên được tỉnh Quảng Trị cử đi làm nhiệm vụ dạy học cho con em Việt kiều tại Lào nhưng khi quay trở về, lại không được tuyển dụng đặc cách.
GDVN- Để tránh khiếu kiện trong xét duyệt GS, PGS, Hội đồng Giáo sư các cấp cần phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan... tăng cường công tác hậu kiểm.
(GDVN) - Một số nhà trường vẫn còn tham lam, ôm đồm khi tổ chức nhiều nội dung, hoạt động với thời gian kéo dài khiến thầy và trò vô cùng mỏi mệt, mất hết hứng thú.
(GDVN) - “Khi xây dựng tiêu chí tuyển sinh đại học không thể bỏ qua khả năng sẵn sàng tiếp nhận cách học mới này của thí sinh, cho nên lại càng cần kiểm tra, phỏng vấn trực tiếp để có cách đánh giá và lựa chọn đúng đắn hơn”.
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận, nhà vật lý thiên văn người Mỹ gốc Việt hàng đầu thế giới, xa đất nước đã lâu nhưng sâu thẳm trong ông vẫn là một tâm hồn Việt rất đỗi dung dị...
Là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn FPT, song Tiến sỹ Trương Gia Bình cũng gặp nhiều khó khăn khi xin học cho con, trong bối cảnh số lượng trường học có chất lượng tốt còn ít.
GS-TSKH Phạm Xuân Yêm, Đại học Paris 6, coi công trình của Đàm Thanh Sơn và cộng sự là “kỳ diệu”. GS-TSKH Nguyễn Văn Liễn, Viện Vật lý Việt Nam, cho rằng công trình ấy xứng đáng được tặng Giải Nobel vật lý.
“Khi lên lớp, tôi thường nói với sinh viên rằng, khi đứng trước một bài toán, câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là “Tại sao?” (Tại sao ta lại cần quan tâm, hay cần giải bài toán này?), chứ không phải là “Thế nào?” (Giải bài toán này thế nào?)”.
Giáo sư Vũ Hà Văn (ĐH Yale, Mỹ), chuyên gia hàng đầu thế giới về toán rời rạc không chỉ trăn trở về việc đào tạo thế hệ kế cận của nền toán học Việt Nam mà còn thử giải bài toán về lương cho giáo viên, nguồn thu cho trường học.
Từng giành huy chương đồng Olympic toán năm 1986, giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2012 Phùng Hồ Hải (sinh năm 1970) hiện là Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam.
(GDVN) - Trong thời buổi hiện tại, giá cả leo thang mà lương giáo viên cũng chỉ được 3, 4 triệu một tháng là quá khó khăn, GS-TSKH-NGND Hoàng Xuân Sính nói.
(GDVN) - "...Chúng nó sống trong thời kỳ sung túc về vật chất nhưng không vì thế mà lại sung sướng" - Giáo sư, Viện sĩ Phạm Minh Hạc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục 1987-1990, nói.
Thiếu tiền phát triển trường, GS-TS-VS-NGND-AHLĐ Võ Tòng Xuân - người mà người dân đồng bằng sông Cửu Long hết sức mến mộ, kính trọng - đành rao bán ngôi nhà nhiều kỷ niệm.
(GDVN) - Đó là câu hỏi được Tiến sĩ Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam đặt ra tại cuộc họp xây dựng đề án tuyển sinh riêng cho khối trường ngoài công lập. Theo ông Tùng, chỉ khi Bộ đưa ra quan điểm chính thức thì vấn đề tuyển sinh của trường ngoài công lập mới có hướng giải quyết thấu đáo.
(GDVN) - "Đổi mới chính là đổi mới tư duy nhà làm giáo dục. Rút ngắn thời gian đào tạo phổ thông còn 11 năm cũng như xây một ngôi nhà, đầu tiên phải có cột, kèo, có khung sau đó mới đắp da thịt... chứ không phải đem những cái cũ để lắp vào cái mới".
(GDVN) - "Tôi cam đoan trong lần này đổi mới căn bản giáo dục, nếu không giải quyết được vấn đề gốc đó là tiền thì 30 năm nữa sẽ càng rối. Chẳng phải cứ cho bao nhiêu từ tốt đẹp vào đổi mới mà nó sẽ đổi mới được, không có đâu. Tôi vẫn đề nghị, tiền không thể bới ở đâu ra được, nước thì nghèo cho nên chúng ta phải tiết kiệm, đầu tư vào chỗ nào cho đúng, chứ đừng đổ tiền ra tràn lan".
(GDVN) - GS Nguyễn Lân Dũng: "Không ít sinh viên sau khi tốt nghiệp đã phải đi tiếp thị mì tôm hay các việc làm tương tự để kiếm sống. Hiện nay là như vậy, đến năm 2020 dự kiến sẽ có khoảng 350-400 sinh viên tính trên một vạn dân, nếu không đổi mới chất lượng đào tạo thì ngay cả việc đi "tiếp thị mỳ tôm" cũng đâu có dễ".
(GDVN) - PGS.TS Khổng Doãn Điền: “Lớp thầy giáo dạy chúng tôi những năm 50 của thế kỷ trước đâu có được trình độ như thầy giáo hiện nay, trường không ra trường, lớp không ra lớp… nhưng chúng tôi ra quốc tế không hề thua chị, kém em? Tại sao lại như vậy?”.