Giảng viên Đỗ Cao Sang - tác giả của hơn 3.000 bài thơ ngũ ngôn về lịch sử Việt Nam được đưa miễn phí cho người đọc là một người vui tính, hài hước, anh sinh năm 1982, ở một vùng quê nghèo hẻo lánh thôn Hoàng Xá, xã Lai Thượng, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Hiện anh Sang đang là giảng viên tiếng Anh của Học viện Khoa học Quân sự, mặc dù với “gia tài” các bài thơ ngũ ngôn nhiều như vậy nhưng mỗi ngày anh chỉ đẩy lên trang cá nhân 1-2 bài để người đọc có thời gian tìm hiểu, ngẫm nghĩ.
Từ một ý tưởng
Gặp anh Sang vào một buổi chiều oi bức của Hà Nội, nghe chủ nhân của 3.000 bài thơ ngũ ngôn về lịch sử Việt Nam, những câu chuyện hài hước, dí dỏm của anh như khiến tiết trời như dịu lại.
Anh kể, ngay từ nhỏ thời là học sinh cấp hai anh đã thích đến văn chương, cho tới lên cấp 3 cũng vẫn học trường chuyên của huyện Thạch Thất (Hà Nội). Cũng từ thời học sinh, Đỗ Cao Sang đã để lại ấn tượng lớn cho các thầy cô dạy văn khi anh thuộc rất nhiều những bài khó học.
Các bài như “Bình ngô đại cáo”, “Bạch Đằng giang phú”, “Hịch tướng sĩ” Đỗ Cao Sang thuộc từ năm học lớp 9.
Giảng viên Đỗ Cao Sang -Chủ nhân của 3000 bài thơ ngũ ngôn về lịch sử Việt Nam. Ảnh Xuân Trung |
Kể lại quá trình đến với niềm đam mê văn, thơ, anh Sang kể, hồi còn nhỏ, nhà anh nghèo nên không có tiền mua sách, vậy là anh thường trốn sang nhà người chú tên là Đỗ Quang Linh, cách nhà anh hơn 1 cây số, để được đọc miễn phí.
Mỗi ngày một ít, dần dần Đỗ Cao Sang đã “xơi” hết tủ sách của ông chú lúc nào không hay, không những đọc hết mà anh còn đọc thuộc từng chữ, thậm chí trong “Thi nhân Việt Nam” anh không quên một câu nào.
Nền tảng kiến thức và tình yêu thơ, văn đã có sẵn qua những năm tháng cần mẫn đọc và tìm tài liệu như thế.
Trở lại chủ đề chính, để có thể viết lịch sử của dân tộc qua những vần thơ lịch là một kĩ thuật rất khó, anh Đỗ Cao Sang cho biết, khi viết bất kì một vấn đề gì thì sẽ kết hợp được nhiều tài liệu với nhau, sau đó chọn góc chi tiết, chi tiết thú vị nhưng đơn giản mà không phải ai cũng biết, đó mới là vấn đề khó, bởi làm sao đưa được chi tiết “độc” nhất vào bài thơ.
Điều thứ hai, là làm sao đưa được chi tiết có ý nghĩa với nhân vật lịch sử, gắn với câu chuyện đó. Và cũng để viết lịch sử bằng thơ, gồm những nhân vật lịch sử, vấn đề lịch sử thì trước hết tác giả phải có ấn tượng với điều mình muốn viết.
(GDVN) - Áp lực về hồ sơ sổ sách, áp lực về việc nhận xét đánh giá học sinh đang đè nặng trên vai từng giáo viên tiểu học.
Đó có thể là vấn đề lịch sử, nhân vật lịch sử được “thiên hạ” nhắc tới nhiều cũng là một tiêu chí để sáng tác thành thơ. Hay như quan điểm cá nhân nhận thấy nhân vật đó, sự kiện đó đặc biệt để sáng tác thành thơ cũng là một cá tính riêng trong phong cách sáng tác của Đỗ Cao Sang.
Công đoạn tiếp theo sau khi chọn được chi tiết ý nghĩa, tác giả sẽ dùng tới một đoạn văn xuôi ngắn gọn nhất, nói như anh Sang ngắn gọn tới mức cảm tưởng không thừa một từ nào.
“Việc diễn tả những ý mình định nói bằng một đoạn văn xuôi, sau đó “cắt tỉa” dần dần và thành một bài thơ. Cái khó nhất vẫn là lựa chọn chi tiết” anh Sang cho biết.
Đặc điểm trong thơ của Đỗ Cao Sang là 5 chữ và 4 câu. Câu thứ 2 và thứ 4 sẽ vần với nhau (vần bằng), còn câu thứ nhất và thứ 3 không cần vần (vần trắc).
Phong cách của Đỗ Cao Sang thừa nhận giống với phong cách nhà thơ Thái Bá Tân (thơ 5 chữ). Cơ duyên đến với việc viết sử qua thơ được anh Đỗ Cao Sang kể lại, đó là vào đầu năm 2012 khi anh đi Úc học thạc sĩ, lúc rảnh có đọc thơ của Thái Bá Tân về những vần thơ 5 chữ, thấy khá dễ và tập làm theo.
Lúc đầu học thì khó, làm đủ các thể loại chủ đề, từ thơ phản ánh xã hội, phê phán, dịch những bài thơ, dịch những câu chuyện hài thành thơ, những câu chuyện cổ tích cũng được anh biến thành thơ.
Những tác phẩm đầu tay này được Đỗ Cao Sang mạn phép chuyển cho nhà thơ Thái Bá Tân để “xin ý kiến”, bài đầu tiên gửi cho Thái Bá Tân nói về tệ tham nhũng - “Tôi nghe người ta chém. Bữa cơm trăm triệu đồng. Với con cua Hoàng đế. Bạn có tin hay không?…”, sau đó nhà thơ Thái Bá Tân có nhắn lại vỏn vẹn 2 từ “Được đấy”.
Những đề tài được Đỗ Cao Sang sáng tác thời gian đầu gọi là “viển vông”, cũng có người khen, người chê, và nhiều người hưởng ứng, chủ đề cũng không đi vào một chiều hướng nào. Cho tới cuối tháng 1/2015 một học trò của Đỗ Cao Sang tâm sự “sao thầy không lập một trang chuyên về một thứ gì đó?...”.
“Lúc đó tôi đang ngồi trên xe buýt đi Bắc Giang và dùng điện thoại lập ngay một trang cá nhân (Việt Nam quốc sử diễn ca) chuyên để đăng tải những bài thơ về lịch sử dân tộc, các danh nhân lịch sử, sự kiện lịch sử.
Đi theo chiều hướng như vậy thấy mọi người rất hưởng ứng. Qua thời gian đã được nhiều người mong mỏi, trông ngóng thì mình phải đáp ứng” anh Sang kể lại kỉ niệm.
Cũng theo anh Đỗ Cao Sang, sau thời gian đó anh mua rất nhiều sách lịch sử để khảo cứu và chuẩn bị tư liệu cũng như tinh thần sáng tác tiếp các bài thơ nói về lịch sau này.
Mong ước nhỏ nhoi
Đón nhận thực trạng lớp trẻ hiện nay thờ ơ với ngành khoa học xã hội, trong đó có lịch sử, anh Đỗ Cao Sang cho rằng, logic triết học đã nói một Quả thường có nhiều Nhân. Do đó, ở câu chuyện này có rất nhiều nguyên nhân.
Theo anh Đỗ Cao Sang, thứ nhất chúng ta chuộng về thi cử, quá coi trọng về thi cử, chứ chưa suy nghĩ được là vừa chơi vừa học. Ngay cả từ giáo trình, từ chương trình sách thiết kế ra cũng đã dạy chủ yếu là để thi cử.
Thứ hai, chúng ta không đa dạng phương pháp dạy, phương pháp truyền đạt.
Vấn đề này cần phải có tiền để làm chứ không hẳn chúng ta không biết phương pháp truyền đạt tốt (đó là việc xây dựng bảo tàng, xây dựng nhà truyền thống, đưa học sinh đi thăm quan, tự suy nghĩ, tự viết bài luận…).
Đổi mới dạy học - kiểm tra, đánh giá môn lịch sử?
(GDVN) - Năm nào ngành cũng hô hào cải cách, đổi mới nội dung phương pháp, cách đánh giá thi cử nhưng hiệu quả chưa được là bao nhiêu, nhiều khâu bị phê phán nặng nề.
Thứ ba, xã hội ta chuộng khoa học tự nhiên hơn khoa học xã hội. Một người trong xã hội ta làm khoa học tự nhiên sẽ được coi trọng hơn khoa học xã hội, ít ai khoe con mình làm nhà thơ, nhà văn mà chủ yếu khoe con mình làm kĩ sư…
“Tư duy này không chỉ ở ta mới có mà các nước trên thế giới cũng suy nghĩ như vậy. Nhưng gần đây các nước đã chuyển hướng sang xã hội nhân văn hoặc dung hòa giữa hai gọi là Quản trị học, kinh tế học, triết học…Thực tế xã hội ta còn nghèo nên chuộng những người làm ra của cải vật chất, còn phương tây khi đã phát triển thì họ nghĩ cần tới khoa học xã hội để con người sống nhân văn hơn, làm xã hội đẹp lên, sống lương thiện hơn” anh Đỗ Cao Sang bày tỏ.
Tâm sự thêm, giảng viên Đỗ Cao Sang kể lại, trước kia khi chỉ một mình anh là con trai trong lớp chuyên văn, cũng từng bị nhiều bạn bè coi thường và lắm lúc cảm thấy “uất”.
Liên hệ với hiện tại, tác giả 3.000 bài thơ viết về lịch sử cho rằng, chúng ta cũng vẫn đang có những suy nghĩ trọng những người làm khoa học tự nhiên hơn, và đã trở thành một thói quen.
“Một thói quen không tốt cũng cần được khắc phục, mà khắc phục cũng mất vài chục năm. Đồng thời với việc khắc phục thì nhiều người cũng phải lên tiếng.
Tôi cũng chỉ góp một phần nhỏ để giúp xã hội thay đổi một thói quen để cho xã hội công bằng. Anh làm ra của cải vật chất tốt thì tôi cũng làm cho xã hội đẹp hơn, con người sống lương thiện hơn, nhân văn hơn” anh Cao Sang cho biết.
Chia sẻ thêm về những bài thơ có nội dung hướng đến dạy lịch sử, anh Đỗ Cao Sang cho biết, lúc đầu nhiều người cũng coi thường, những người bạn chơi với anh thì đọc rất chăm chú, phần lớn những người đóLàm đây, biên tập bài các thầy cho xong đã. Tối đỡ phải làm có tuổi.
Những em học sinh vào bình luận bài thơ thường là những em học khá và sâu sắc mới quan tâm để vào đọc. “Những em nào theo dõi thơ và bình luận thơ trên trang cá nhân của tôi thì khi gặp ngoài đời các em ấy đều là học sinh giỏi” anh Sang khẳng định.
Hiện tại các bài thơ của anh được nhiều giáo viên sử dụng như một kênh tài liệu trong quá trình giảng dạy. Nhiều thầy cô dạy văn ở trường cũ THPT Thạch Thất đã sử dụng các bài thơ về nhân vật để làm sinh động trong giờ giảng của mình.
Bài thơ: Lịch sử văn, thơ Quốc Ngữ
Thế kỷ thứ mười chín
Chữ quốc ngữ lên ngôi
Nhưng nó được sáng tạo
Ba trăm năm trước rồi.
Nền văn nghệ Quốc Ngữ
Đầu thế kỷ hai mươi
Có mấy chuyện thú vị
Chia sẻ cùng mọi người.
Mở màn kịch quốc ngữ
Là ông Vũ Đình Long
Viết vở "Chén thuốc độc",
Một chuyện tình bão giông.
Đầu tiên về tiểu thuyết
Là tác phẩm "Tố Tâm"
Của cụ Hoàng Ngọc Phách
Cuộc tình buồn trăm năm.
Về phong trào Thơ mới
Đi đầu là Phan Khôi
"Tình già", đánh dấu mốc
Thời Thơ mới lên ngôi.
Còn cụ Phan Kế Bính
“Chơi thuyền trên Hồ Tây”
Đặt nền cho tùy bút
Khởi xướng từ bài này.
Nhưng công lao vĩ đại
Là Tự Lực Văn Đoàn
Đã đưa chữ quốc ngữ
Đến thắng thế hoàn toàn.
Còn âm nhạc có lẽ
Chính là bài "Kiếp Hoa",
Nguyễn Văn Tuyên nhạc sỹ
Dùng ký hiệu “sòn - la”.
Vì trước nền cổ nhạc
Chỉ chơi với ngũ cung
"Hồ - Xừ - Xang - Xê - Cống"
Âm vực không đủ dùng.
(Trích Việt Nam Quốc Sử Diễn Ca).