Được thành lập năm 1997 bởi những người tâm huyết với ngành giáo dục, Đại học Văn Hiến đã và đang tạo dựng uy tín là một môi trường giáo dục hiện đại, phát triển bền vững.
Đại học Văn Hiến cũng là một trong số ít trường ĐH ngoài công lập gìn giữ được truyền thống hiếu học và nhân văn kiên định với phương châm: đào tạo thành nhân trước khi thành tài, trong đó lấy nhân tâm làm nền tảng, lấy sinh viên làm trọng tâm, lấy người thầy làm chủ chốt.
Báo Giáo Dục Việt Nam có cuộc trao đổi với PGS-TS Trần Văn Thiện - Hiệu trưởng trường ĐH Văn Hiến về mô hình đào tạo hiệu quả cùng các thông tin nổi bật trong mùa tuyển sinh 2015.
- Trong những năm qua, xu hướng ngày càng có nhiều ĐH ngoài công lập ra đời, điều này sẽ mang đến hệ quả gì?
PGS-TS Trần Văn Thiện: Với các chính sách khuyến khích xã hội hóa và kêu gọi đầu tư vào giáo dục, ngày càng nhiều trường ĐH ngoài công lập được thành lập và đi vào hoạt động. Ở khía cạnh của phụ huynh - học sinh, điều này giúp các em và gia đình có thêm cơ hội chọn lựa cho mình bệ phóng đến thành công.
Ở vai trò là một nhà quản lý giáo dục, đây cũng là động lực thúc đẩy chúng tôi phấn đấu hơn nữa, đổi mới mô hình quản lý, phương pháp giảng dạy sao cho hiệu quả và sáng tạo hơn, góp phần vào sự phát triển chung của sự nghiệp giáo dục.
Tuy nhiên, chất lượng đào tạo vẫn luôn là yếu tốt then chốt khi phụ huynh, học sinh đưa ra quyết định lựa chọn trường. Đừng vì chạy theo những hấp dẫn bên ngoài mà xem nhẹ yếu tố này vì nó quyết định sự phát triển trong tương lai của người học.
- Ban giám hiệu trường ĐH Văn Hiến đã có chiến lược phát triển và áp dụng mô hình đào tạo ra sao để tạo dựng được uy tín và thành công như hôm nay?
PGS-TS Trần Văn Thiện: Là một trường ĐH ngoài công lập, chúng tôi cũng bắt đầu với những khó khăn và trăn trở để vừa tồn tại vừa đảm bảo hoạt động đúng với tôn chỉ mục đích ban đầu là đào tao sinh viên mình trở thành những công dân nhân đức và tài nghệ.
Trường ĐH Văn Hiến kiên định với phương châm: đào tạo thành nhân trước khi thành danh. |
Khởi điểm từ sự “chung lưng đấu cật” của nhóm sáng lập chung tâm huyết với giáo dục, chúng tôi chọn hướng phát triển bền vững từ nội tại với nền tảng là đội ngũ quản lý và giảng viên có chất lượng, giỏi chuyên môn, đam mê với nghề.
Chúng tôi kiên trì với mô hình giáo dục hiện đại, đề cao tính sáng tạo, đặc biệt tập trung vào phương pháp học và hành, khuyến khích sinh viên tự tư duy và phát triển.
Bên cạnh việc không ngừng đổi mới phương pháp giáo dục đảm bảo chất lượng sau đào tạo của sinh viên đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường tuyển dụng, chúng tôi cũng hướng đến việc trang bị, rèn luyện cho sinh viên vững về chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thiện về nhân cách, tư chất; phát huy ý chí, bản lĩnh làm chủ bản thân và đối diện khó khăn, thử thách; chịu trách nhiệm cuộc sống chính mình và tự tin cống hiến cho xã hội.
Không chỉ được dạy kiến thức chuyên môn, sinh viên Văn Hiến còn được trang bị các kỹ năng mềm như: giao tiếp, đàm phán, thuyết trình, làm việc nhóm, tư duy nhanh…
Mục tiêu của nhà trường là giảm tối đa khoảng cách và khác biệt giữa môi trường đào tạo và môi trường thực tế, giúp sinh viên tự tin hơn, cũng như xây dựng thói quen đưa ra giải pháp đối với các vấn đề gặp phải khi chính thức trở thành nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
- Tỷ lệ cử nhân thất nghiệp cao trong đó không ít sinh viên vừa tốt nghiệp, đối lập với tình trạngmột số ngành nghề đang “khát” nhân lực. Vấn đề này được giải thích ra sao?
PGS-TS Trần Văn Thiện: Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tính đến quý IV-2013, cả nước có hơn 900,000 người thất nghiệp, trong đó có hơn 72,000 người có trình độ cử nhân trở lên, trong khi đó nhiều công ty, tập đoàn lại đang “mỏi mắt” ngóng nhân sự giỏi với mức đãi ngộ cao.
Nghịch lý này xuất phát từ việc nguồn nhân lực được đào tạo không đáp ứng với nhu cầu của thị trường lao động. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy, có đến 60% sinh viên chọn sai ngành. Trong đó, chỉ có 5% sinh viên có hiểu biết về ngành chọn học, 20% có hiểu biết tương đối đầy đủ và 75% thiếu hiểu biết về nghề, chỉ lựa chọn theo cảm tính.
Kinh nghiệm thực tế từ các kỳ tuyển sinh nhà trường cho thấy, sinh viên chọn nhầm trường nhầm ngành với… 1001 lý do!
- Điều này cho thấy công tác hướng nghiệp tuyển sinh cũng quan trọng không kém và gắn liền với công tác đào tạo. Nhà trường đã có những giải pháp gì?
PGS-TS Trần Văn Thiện: Chúng tôi chú trọng vào công tác hướng nghiệp tuyển sinh ngay từ giai đoạn đầu cho phụ huynh và học sinh để đảm bảo không có hiện tượng “ngồi nhầm” giảng đường hay “ngồi nhầm” vị trí trong sự nghiệp tương lai.
Các bài tập trắc nghiệm tâm lý như BMTI giúp các em kết nối các yếu tố: sở thích cá nhân, quan điểm nghề nghiệp, khả năng đáp ứng. Bên cạnh đó, tư vấn trực tiếp với việc lắng nghe các mong muốn của các em và gia đình đảm bảo nguồn vào chất lượng, có định hướng và hiểu rõ khả năng bản thân.
Theo thống kê phòng công tác sinh viên năm 2014, hơn 60% sinh viên Văn Hiến có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, trong đó nhiều em được giữ lại từ trong kỳ thực tập, số khác khởi nghiệp kinh doanh khi còn ngồi trên ghế nhà trường và đạt những thành công nhất định.
Thực tế nhiều năm đã cho thấy, các ngành quản trị dịch vụ du lịch – lữ hành, quản trị khách sạn; tâm lý học, ngữ văn… được đánh giá cao về chất lượng đầu ra của sinh viên và được các doanh nghiệp, cơ quan ưu tiên khi tuyển dụng.
- Xin cảm ơn ông!
Năm 2015 trường đại học Văn Hiến tuyển sinh 2.500 chỉ tiêu ở 2 bậc đại học và cao đẳng với các ngành: CNTT, quản trị kinh doanh, quản trị nhà hàng khách sạn, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, tâm lý học, đông phương học, ngôn ngữ anh, Việt Nam học, xã hội học, kỹ thuật công nghệ, ngữ văn, piano và thanh nhạc. Đặc biệt, ĐH Văn Hiến là trường ngoài công lập đầu tiên trên cả nước vinh dự được Bộ Giáo dục-Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo ngành Piano và Thanh nhạc bậc đại học chính quy. Nhà trường xét tuyển theo 2 phương thức xét tuyển học bạ THPT và theo kết quả kỳ thi quốc gia. Truy cập website http://conduongtoichon.vhu.edu.vn hoặc tổng đài tư vấn miễn phí 1800 1568 để biết thông tin. |