Diễn đàn giáo dục 4.0 với chủ đề: “Học tập tích hợp: Tương lai của giáo dục”

25/11/2023 16:07
Hải Yến
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Ngày 25/11, Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG HN cùng BHub Group tổ chức Diễn đàn GD 4.0 với chủ đề: “Học tập tích hợp: Tương lai của giáo dục”.

EDU 4.0 là diễn đàn chuyên ngành công nghệ giáo dục, do BHub Group sáng lập và được tổ chức thường niên nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ giáo dục tại Việt Nam, góp phần đổi mới trong hoạt động giáo dục và đào tạo, tác động tích cực tới phương thức hoạt động, chất lượng, hiệu quả và công bằng trong giáo dục. Đây là sự kiện quy mô lớn tại Việt Nam về chuyển đổi số ngành giáo dục kết hợp với triển lãm học đường 4.0 có sự tham gia phối hợp cùng lúc của nhiều cơ quan, ban ngành liên quan.

Diễn đàn năm nay vinh dự chào đón các đại biểu là chuyên gia nghiên cứu giáo dục, chuyên gia công nghệ giáo dục đến từ hơn 10 tỉnh thành tại Việt Nam và các nhà khoa học đến từ 6 quốc gia gồm có Úc, Canada, Angieria, Anh, Ba Lan, Hungari, Angola.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quý Thanh - Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục cho rằng, Hybrid Leanring chính là chìa khóa để phát triển mô hình kết nối này, tạo ra cơ hội mở để nhúng sinh viên vào thực tiễn hoạt động ngay trong quá trình đào tạo.Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quý Thanh - Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục cho rằng, Hybrid Leanring chính là chìa khóa để phát triển mô hình kết nối này, tạo ra cơ hội mở để nhúng sinh viên vào thực tiễn hoạt động ngay trong quá trình đào tạo.

Phát biểu Khai mạc diễn đàn Edu 4.0 năm 2023, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quý Thanh - Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục nhấn mạnh, công nghệ giáo dục là một lĩnh vực liên ngành, được xây dựng và phát triển trên nền tảng các khoa học giáo dục và các công nghệ hội tụ đầy hứa hẹn, hướng đến người học ngày càng sâu sắc hơn để đổi mới sáng tạo trong giáo dục, đáp ứng xu thế phát triển của xã hội trong thời đại số.

Hình thái giáo dục Hybrid Leanring chính là chìa khóa để phát triển mô hình kết nối này, tạo ra cơ hội mở để nhúng sinh viên vào thực tiễn hoạt động ngay trong quá trình đào tạo, tăng tính cạnh tranh và khả năng học tập với thực tế một cách thường xuyên, liên tục cập nhật kĩ năng.

Trong bối cảnh giáo dục đại học hiện nay, cần có thêm những mô hình kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp với cấu trúc chức năng mang tính chuyển đổi sâu sắc, tạo ra những giá trị mới trong đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao và phát triển sản phẩm vì lợi ích hài hòa giữa các bên và lợi ích xã hội.

Trường Đại học Giáo dục với vị thế là cơ sở giáo dục đại học hàng đầu của cả nước trong lĩnh vực khoa học giáo dục và sư phạm đã và đang tiên phong trong việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ giáo dục. Nhà trường sẵn sàng mở rộng, hợp tác và kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp, trong nước và quốc tế đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ giáo dục; cùng nhau kiến tạo và phát triển mô hình giữa nhà giáo dục - nhà công nghệ - nhà sử dụng lao động hướng đến chủ động thích ứng cho những hình thái giáo dục phi truyền thống trong tương lai.

Diễn đàn giáo dục 4.0 với chủ đề: “Học tập tích hợp: Tương lai của giáo dục” ảnh 2Phó Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin TS. Tô Hồng Nam phát biểu.

Đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục & Đào tạo, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin Tiến sĩ Tô Hồng Nam chia sẻ và cập nhật toàn cảnh chuyển đổi số giáo dục và đào tạo Việt Nam năm 2023.

Theo Tiến sĩ Tô Hồng Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và chuẩn bị ban hành một số văn bản, đề án liên quan đến công nghệ thông tin, tạo hành lang pháp lý để phát triển các tài nguyên và thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục, bao gồm: chia sẻ tài nguyên, hồ sơ, dữ liệu, sổ điện tử liên thông...; hỗ trợ cho các nhà trường trong công tác quản lý, dạy học nhằm tạo ra một hệ sinh thái số, giúp tiết kiệm nguồn lực chung cho xã hội.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng triển khai đầu tư trang bị hệ thống studio, hệ thống dạy học trực tuyến cho 7 nhóm trường trọng điểm cho các ngành nghề; triển khai hiệu quả và tích cực đối với các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục.

Diễn đàn giáo dục 4.0 với chủ đề: “Học tập tích hợp: Tương lai của giáo dục” ảnh 3Bà Trang Bùi - CEO BHub Group, sáng lập EDU4.0. Ảnh: Website Nhà trường.

Bà Trang Bùi - Phó Chủ tịch HANISA, CEO BHub Group, sáng lập EDU4.0 và giải thưởng Công nghệ Giáo dục chia sẻ tại diễn đàn, EDU4.0 do BHUB sáng lập với định vị trở thành một hệ sinh thái xúc tiến, hợp tác và phát triển công nghệ giáo dục trong nước và quốc tế; thông qua đó BHUB mong muốn thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo giáo dục tại Việt Nam.

Diễn đàn Edu 4.0 năm nay vinh dự chào đón các đại biểu từ hơn 10 tỉnh thành tại Việt Nam và hơn 6 quốc gia gồm có Úc, Canada, Angieria, Anh, Ba Lan, Hungari, Angola.

Bước sang năm thứ 4 tổ chức, và năm thứ 2 của diễn đàn trao giải thưởng công nghệ giáo dục, BHub Group ghi nhận và bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đối với sự quan tâm, tham gia ủng hộ của Bộ Giáo dục & Đào tạo tại các cơ quan ban ngành, Trường Đại học Giáo dục, quý đối tác trong nước và quốc tế, các cơ quan truyền thông, các chuyên gia và đồng nghiệp và nhà tài trợ.

Các hoạt động chính trong khuôn khổ diễn đàn Edu 4.0 bao gồm: toạ đàm, triển lãm, chương trình thăm dò thị trường, chương trình tham quan trường học, trao giải thưởng công nghệ giáo dục, hoạt động trách nhiệm vì cộng đồng, hoạt động kết nối cung cầu.

Nằm trong khuôn khổ của Diễn đàn và Triển lãm Giáo dục 4.0 2023, giải thưởng Edutech Awards là giải chuyên ngành đầu tiên tại Việt Nam về lĩnh vực Công nghệ Giáo dục được tổ chức hàng năm và dưới sự bảo trợ của Hội Truyền thông số Việt Nam. Ảnh: Website Nhà trường.Nằm trong khuôn khổ của Diễn đàn và Triển lãm Giáo dục 4.0 2023, giải thưởng Edutech Awards là giải chuyên ngành đầu tiên tại Việt Nam về lĩnh vực Công nghệ Giáo dục được tổ chức hàng năm và dưới sự bảo trợ của Hội Truyền thông số Việt Nam. Ảnh: Website Nhà trường.
Các đại biểu tham dự diễn đàn cùng tham gia thảo luận và bàn thảo trong chương trình toạ đàm: “Hybrid Learning: Tương lai của Giáo dục”. Ảnh: Website Nhà trường.Các đại biểu tham dự diễn đàn cùng tham gia thảo luận và bàn thảo trong chương trình toạ đàm: “Hybrid Learning: Tương lai của Giáo dục”. Ảnh: Website Nhà trường.

Trong khuôn khổ của Diễn đàn EDU 4.0 đã diễn ra toạ đàm: “Hybrid learning: Tương lai của Giáo dục” Tiến sĩ Tôn Quang Cường – Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Giáo dục – Trường Đại học Giáo dục đã chủ trì toạ đàm.

Tọa đàm với các quan điểm thẳng thắn và trực diện của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong và ngoài nước góp phần phản ánh chân thực, khách quan về Hybrid learning; đặc biệt là những đề xuất, kiến nghị mang tầm định hướng, chiến lược, đột phá để tạo bước chuyển mạnh mẽ đối với giáo dục 4.0 trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu đổi mới của công nghệ.

“Hybrid learning: Tương lai của Giáo dục” đã đưa ra nhiều góc nhìn khác nhau về xoay quanh các nội dung: Hybrid learning với các mô hình học tập hiện nay như (offline, online, blended ...); Các kỹ năng giáo viên cần chuẩn bị cho việc áp dụng mô hình học tập tích hợp Hybrid learning; lời khuyên khi ứng dụng Hybrid learning trong bối cảnh hạ tầng công nghệ thông tin tại Việt Nam; hệ sinh thái công nghệ cho tổ chức giáo dục định hướng mô hình Hybrid; vai trò của công nghệ trong việc thúc đẩy tương tác cũng như nâng cao trải nghiệm của người dạy và người học trong mô hình Hybrid Learning; những thách thức và lộ trình chuẩn bị của các Trường học khi ứng dụng mô hình này; Hybrid working đang ảnh hưởng đến sự phát triển của Hybrid Learning như thế nào.

Hải Yến