Vượt qua “Sốc văn hóa” khi đi du học (P1)

21/03/2012 11:38
TH (Theo trangvietanh)
(GDVN)- " Sốc văn hóa" là tác động của việc di chuyển từ một nền văn hóa quen thuộc sang một nền văn hóa không quen thuộc.

Sốc văn hóa là gì?

" Sốc văn hóa" là tác động của việc di chuyển từ một nền văn hóa quen thuộc sang một nền văn hóa không quen thuộc. Đây là trải nghiệm của những người phải ra nước ngoài làm việc, sinh sống hay học tập.

 Điều này cũng có thể được người ta cảm nhận trong một số trường hợp khác, ví dụ như khi đi du lịch ở nước ngoài. Điều này có thể xảy ra với tất cả mọi người, trong đó có du học sinh quốc tế. Sốc đối với du học sinh quốc tế bao gồm : sốc vì môi trường mới, sốc vì gặp nhiều người mới và học tập cách thức của một nước mới.

Bên cạnh đó là sốc vì phải sống xa những người thân, gia đình, bạn bè, thầy cô : là những người bạn có thói quen trò chuyện những khi bạn cảm thấy mất tự tin, cần có người chia sẻ, những người hỗ trợ và giúp đỡ bạn.

Nếu bạn thấy mệt mỏi, thì ngay cả những chuyện vặt vãnh tầm thường cũng làm cho bạn thấy quá sức, bạn cảm nhận sự tác động của nó lớn hơn nhiều so với tác động thực tế của nó.


Sốc văn hóa thường thấy

Nhiều người trả qua các giai đoạn của quá trình này nhiều lần, có nghĩa là các giai đoạn có thể bị lặp đi lặp lại. Ví dụ, vào những lúc quan trọng như là các ngày lễ hội hay hội họp ở gia đình, bạn sẽ cảm thấy khó khăn và cô đơn, lạc lõng, nhưng những lúc bình thường khác thì bạn lại cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản.

Chuẩn bị tâm thế để vượt qua "Sốc văn hóa" giúp bạn tự tin khi du hoc ( ảnh minh họa - nguồn internet)
Chuẩn bị tâm thế để vượt qua "Sốc văn hóa" giúp bạn tự tin khi du hoc ( ảnh minh họa - nguồn internet)

 Tuy nhiên, nhiều người nói rằng, quá trình sốc văn hóa này phản ảnh cảm giác của họ và cảm thấy rất hữu ích khi mà thấy rằng có nhiều người cùng cảm nhận giống mình. Quá trình này có thể được phân ra làm 5 giai đoạn như sau :

1.Giai đoạn " trăng mật "

Khi bạn mới đến một môi trường văn hóa mới, sự khác lạ làm bạn tò mò, cuốn hút và cảm thấy phấn chấn. Giai đoạn này, bạn vẫn còn có cảm giác được bảo vệ từ trí nhớ về môi trường văn hóa ở nhà.

2.Giai đoạn "nặng nề "

Ngay sau đó, sự khác nhau tác động đến bạn và bạn cảm thấy bỡ ngỡ, xa lạ, lạc lõng, không phù hợp với mình, không phải là của mình do sự khác nhau về văn hóa và những sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè không còn ngay bên cạnh nữa.

3.Giai đoạn "hòa nhập "

Tiếp theo, bạn có thể gạt bỏ được sự khác biệt mà bạn gặp phải. Bạn có thể cảm thấy tức tối, bực bội, khó chịu hay thù địch với văn hóa mới. Vào giai đoạn này, bạn sẽ chủ yếu thấy rằng bạn ghét đến mức nào cái nền văn hóa mới so với văn hóa quê nhà. Đừng lo, vì đây thật là một phản ứng tốt. Bạn đang kết nối lại bạn với các giá trị của bạn, với chính bạn và với nền văn hóa quê hương bạn.

4.Giai đoạn " tự chủ "

Sự khác nhau và sự giống nhau được chấp nhận. Bạn sẽ cảm thấy thảnh thơi, tự tin, quen thuộc vì bạn đã cảm thân quen với hoàn cảnh và cảm thấy có thể vượt qua được các tình huống mới dựa trên kinh nghiệm mà bạn đã trải qua.

5.Giai đoạn "độc lập "

Sự khác nhau và sự giống nhau có giá trị và quan trọng. Bạn sẽ cảm thấy đầy tiềm năng và có thể tự tin vào chính bạn trong mọi tình huống. Mọi tình huống đếu trở nên vui vẻ và bạn sẽ có khả năng quyết định dựa trên sở thích và giá trị của riêng bạn.

Điểm nóng
Kinh nghiệm du học của những du học sinh Ai Len thành đạt

Hưởng ứng sự kiện “Click vì một Việt Nam không còn bệnh lao”
Top 10 trường Đại học uy tín nhất thế giới
TH (Theo trangvietanh)