Ba cách tiếp cận cạnh tranh nhân tài toàn cầu

11/02/2016 08:32
TS. Mai Văn Tỉnh
(GDVN) - Nhìn tổng thể, sự có mặt của sinh viên quốc tế tốt nghiệp đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ ở nước họ đến học.

LTS: Từ thế kỷ thứ 11 với Văn Miếu Quốc Tử Giám - trường Đại học đầu tiên, cha ông ta đã rất coi trọng đào tạo hiền tài. Vấn đề nguyên khí các quốc gia được thu hút, cạnh tranh và giữ chân như thế nào trong Giáo dục đại học trên thế giới? 

Để trả lời câu hỏi này bài viết của TS. Mai Văn Tỉnh (Ban nghiên cứu và Phân tích chính sách, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) sẽ giới thiệu, so sánh các mô hình thu hút, cạnh tranh hiền tài toàn cầu, rút ra những bài học cần cho Việt nam. 

Sinh viên quốc là nguồn nhân tài toàn cầu tiềm năng quan trọng. Quan niệm về cách tiếp cận thu hút, giữ chân hiền tài và vai trò của trường đại học được mô tả, phân tích qua 3 mô hình cạnh tranh nhân tài toàn cầu:1) Anglo-Saxon; 2) Các nền kinh tế mới nổi; và 3)Châu Âu lục địa/Bắc Âu. 

Các thách thức và thực tiễn của 3 mô hình này phản ánh những khuyến nghị chính sách sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn rộng hơn về chiến lược quốc tế hóa giáo dục đại học.

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.


Thành công của nền kinh tế tri thức phụ thuộc nhiều vào khả năng thu hút nhân tài toàn cầu. Chẳng hạn, Hoa kỳ, Canađa và Oxtrâylia rất tích cực thu hút dân nhập cư có kỹ năng cao và sinh viên quốc tế là nguồn quan trọng cho nhân tài toàn cầu tiềm năng.

Châu Âu đi sau, nhưng cũng có chiến lược trở thành nền kinh tế tri thức toàn cầu năng động nhất bằng cách thu hút và phát triển nhân tài toàn cầu. 

Trong khi các nước đang phát triển, chuyển đổi được coi là nguồn cung nhân lực tài năng cho các khu vực kinh tế phát triển, một vài nước như Trung quốc, Ấn độ và Singapore cũng có xu thế phát triển chính sách thu hút nhân tài bằng nhiều cách khác nhau. 

Vai trò của giáo dục đại học quốc tế trong cạnh tranh nhân tài

Để hiểu rõ hơn vai trò và tầm quan trọng của giáo dục đại học quốc tế trong cạnh tranh hiền tài toàn cầu, chúng ta phải nhận thức được những thách thức trong cạnh tranh người tài và những lý do ẩn sau đó. 

Trên quy mô quốc tế, nhiều nước đang đối đầu với thách thức liên quan tới thiếu hụt nhân tài toàn cầu. Gordon (2009) đưa ra một số lý do cho thiếu hụt này như sau: Thứ nhất, dân số đang già đi và sự giảm sút dân số dự báo (ví dụ 10-25% ở chấu Âu và Nhật bản vào năm 2050) được thừa nhận rộng rãi như thách thức của các nước phát triển. 

Thứ hai, nền kinh tế toàn cầu hóa đem lại cơ hội thuê lao động bên ngoài hay tuyển vào các vị trí cần trình độ cao trong nước các chuyên gia giá rẻ từ Trung quốc và Ấn độ chẳng hạn.

Tuy nhiên, lực lượng lao đông trình độ cao có thể chấp nhận được này vẫn còn bị khan hiếm, và đang trở về nước làm việc cho công ty có mức lương cạnh tranh (Douglass & Edelstein, 2009). 

Thứ ba, vấn đề hệ thống giáo dục không bắt kịp nhu cầu thế kỷ 21 về kỹ năng của kỷ nguyên trí tuệ điều khiển, đặc biệt là cần cung cập đủ người có kỹ năng hỗ trợ hạ tầng công nghệ tinh vi, có khả năng hoạt động trong thực tiễn thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế tri thức (Gordon, 2009). 

TS. Mai Văn Tỉnh. Ảnh Xuân Trung
TS. Mai Văn Tỉnh. Ảnh Xuân Trung

Hậu quả là, một mặt, cạnh tranh toàn cầu về người tài đụng chạm mạnh vào chủ lao động ngày càng tăng muốn tìm người thay thế ở ngoài thị trường lao động nội địa. Mặt khác, người tài toàn cầu chưa bao giờ di chuyển nhiều hơn, bởi chính sách và chiến lược trong nước của các chính phủ thu hút người tài và tạo thuận lợi cho họ di chuyển qua biên giới.  

Nhìn tổng thể, sự có mặt của sinh viên quốc tế tốt nghiệp đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ ở nước họ đến học. Trong khi ở bối cảnh của các nước khác chưa khai thác hết, thì sự đóng góp này là bằng chứng hiển nhiên hơn ở Mỹ. Chẳng hạn, năm học 2013-14 sinh viên quốc tế đóng góp hơn 27 tỷ USD cho kinh tế Mỹ (Viện Giáo dục quốc tế, 2014). 

Ba cách tiếp cận cạnh tranh nhân tài toàn cầu ảnh 2

Gian nan con đường từ cử nhân đến giáo sư ở đại học nước ngoài

(GDVN) - Từ cử nhân tới giáo sư ở đại học nước ngoài là quá trình phấn đấu dài, cần nhiều nỗ lực và cả sự kiên nhẫn.


 Phần thảo luận bên trên chỉ ra 3 vai trò dưới đây của giáo dục đại học quốc tế trong cạnh tranh người tài toàn cầu: 

+ Vai trò của giáo dục đại học trong thu hút người tài toàn cầu;

+ Vai trò của giáo dục đại học (nội địa/ngoại quốc) trong bồi dưỡng người tài toàn cầu;

+ Vai trò của giáo dục đại học trong giữ chân người tài toàn cầu.

Lấy 3 vai trò này làm điểm xuất phát và chuẩn mực, chúng ta so sánh vai trò giáo dục đại học quốc tế ở 3 nước: Hoa kỳ, Trung Quốc và Phần Lan. Điều này được minh họa bởi các chính sách và thực tiễn phù hợp và cách sinh viên quốc đóng góp cho đổi mới và tăng trưởng kinh tế ở nước họ đến. 

Các vị trí của Mỹ, Trung Quốc và Phần Lan trong bảng chỉ số nhân tài toàn cầu tương ứng số 1, 2 và 3 (Kalman, Narayan, Oehler, Schuler, & Walker, 2011) để đại diện cho các chiến lược khác nhau sử dụng giáo dục đại học quốc tế nhằm đào tạo nhân tài toàn cầu.

Trường hợp Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là quốc gia có lịch sử xây dựng trên dân nhập cư, hiện 13% tổng dân số là người sinh ra ở nước ngoài (Zong & Batalova, 2015), 1/3 số đó có bằng cử nhân, thạc sĩ hay tiến sĩ. Chỉ số này tăng lên vững chắc trong mấy thập kỷ qua nhờ chính sách mở cửa đón nhân tài ngoại quốc, bắt đầu từ năm 1965. 

Các cơ sở giáo dục đại học Mỹ có truyền thống thu hút sinh viên toàn thế giới và giữ lại những người tốt nhất sau tốt nghiệp như chiến lược chủ yếu để xây dựng lực lượng lao động có kỹ năng cao. Năm học 2013/14, có 886,052 sinh viên quốc tế vào học các đại học Mỹ chiếm 55% tăng lên so với  năm 2003/04 theo số liệu Viện giáo dục quốc tế năm 2014. 
    
Mặc dù chưa có chính sách điều phối giáo dục đại học quốc tế cấp tiểu bang hay liên bang, các đại học Mỹ vẫn rất mạnh trong tiếp thị và tuyển sinh viên quốc tế (Gürüz, 2008).

Các sinh viên quốc tế đến Mỹ học vì nhiều lý do như “chất lượng cơ sở giáo dục đại học cao, chương trình sau đại học xuất sắc, kinh phí nghiên cứu nhiều, chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, đội ngũ giảng viên ngoại quốc phong  phú, đa dạng” (Scott et al., 2007)…

Vai trò giáo dục đại học nước ngoài trong bồi dưỡng nhân tài toàn cầu tiềm năng cho Hoa Kỳ là khá hạn chế bởi số công dân Mỹ ra nước ngoài học có 289 408 sinh viên, trong đó chỉ 3,2% học lấy văn bằng năm học 2012-13, và số khác học chương trình ngắn hạn (1 học kỳ hoặc ít hơn). 

Trung tâm dịch vụ nghề nghiệp ở các trường đại học giúp sinh viên quốc tế lập chiến lược học tiếp hoặc nộp đơn vào chương trình  thực hành tự chọn để đào tạo chuyên môn (cho phép gia hạn visa 1 năm), (Becker & Kolster, 2012). 

Tuy nhiên, phần lớn người tốt nghiệp chỉ có 60 ngày để xin học tiếp hay tham gia chương trình thực hành nghề nghiệp và chỉ có sinh viên quốc tế học các lĩnh vực lựa chọn (khoa học, kỹ thuật, và lập trình máy tính) mới có thể nộp đơn xin visa đi thực tập sau tốt nghiệp cho tới 3 năm. 

Trên thực tế, thách thức chủ yếu đối với Hoa Kỳ không phải thu hút nhiều dân nhập cư hơn mà là “chọn một cách hiệu quả các ứng viên trong số lớn nhân tài có kỹ năng cao (Papademetriou & Sumption, 2013). Việc tuyển lựa này làm theo phương pháp Darwin, cấp visa đi làm tạm thời để có thể chuyển thành visa dài hạn nếu ứng viên tìm được chủ sử dụng nhân lực tài trợ (Kuptsch & Pang, 2006). 

Trường hợp Trung quốc

Theo một nghiên cứu về Hoa kiều 2011, từ 1978 đến 2009 chỉ khoảng 30%  sinh viên Trung Quốc trở về quê sau khi học ở nước ngoài (Gao, 2011).

Một vấn đề tiến thoái lưỡng nan là trường đại học Trung Quốc càng được quốc tế hóa/có danh tiếng và tài trợ tốt hơn, thì người tốt nghiệp lại càng tìm đi học tiếp lên ở ngoại quốc nhiều hơn. 

Thứ hai, Trung Quốc còn lâu mới có lợi ích đầy đủ từ tiềm năng sinh viên quốc tế. Thứ ba, Trung Quốc không thu hút đủ nhân tài ngoại quốc đến làm việc ở nước này. Để lấp khoảng trống nhân tài, Chính phủ Trung Quốc luôn coi Hoa kiều là nguồn vốn nhân lực quan trọng. 

Do vậy, chiến lược chính của Trung Quốc là cạnh tranh nhân tài toàn cầu bằng cách thu hút sinh viên Hoa kiều trở về “quê nhà”.

Một chiến lược khác là phải xây dựng năng lực hệ thống giáo dục đại học Trung Quốc bằng cách mời các nhà cung ứng giáo dục đại học nước ngoài lập chi nhánh hay mở chương trình hợp tác với các trường trong nước. 

Từ 1978 đến 1989, các trường đại học được phép nhận sinh viên quốc tế học tự túc kinh phí, nhưng do chỉ tiêu tuyển sinh của Nhà nước hạn chế nên số lượng còn ít, ví dụ, có 300 sinh viên năm 1978 và khoảng 2.500 năm 1989 (J. Zhou, 2002).

Từ những năm 1990 có sự bùng nổ sinh viên quốc tế học ở Trung quốc đạt 377.054 người (theo Bộ GD Trung quốc, 2015). 

Mặc dù số sinh viên quốc tế ở Trung Quốc là cao, chỉ có 43,60% học lấy văn bằng (Bộ GD Trung Quốc, 2015), phần lớn chương trình học bằng tiếng Trung và về khoa học nhân văn (Bộ GD Trung quốc, 2010).

Công nhận rằng nhiều sinh viên quốc tế tốt nghiệp từ Trung quốc có kiến thức ngôn ngữ và văn hóa Trung hoa có thể có tiềm năng đóng góp cho lĩnh vực thương mại quốc tế với Trung quốc, một nước phải đối mặt với nhiều thách thức trong đào tạo sinh viên quốc tế. 

Từ cuối thập kỷ 90 các chính sách đã chuyển dịch sang thu hút Hoa kiều trở về Tổ quốc. Cuối thập kỷ 90 một loạt chính sách được ban hành để lôi kéo du học sinh ở nước ngoài trở về. Công cụ chính sách chủ yếu là “kế hoạch khuyến khích, trả lương đặc biệt”, hỗ trợ nhà ở, giúp con cái học hành” (Welch & Cai, 2011, p. 18). 

Chính sách mới nhất là “Kế hoạch 1000 nhân tài năm 2009 với ý định lôi cuốn 2000 học giả và lãnh đạo công nghiệp trở về nước trong vòng 5-10 năm bằng cách trả lương theo chuẩn quốc tế. Trong khi đó, các điều kiện kinh tế dược cải thiện, môi trường thị trường tốt hơn và cơ hội hấp dẫn phát triển kinh doanh nghiệp vụ cũng trở thành hướng chủ đạo lôi kéo nhân tài ngoại kiều về nước.

Trường hợp Phần Lan

32 nước châu Âu hơi chú ý một nửa lượng sinh viên quốc tế đến học và khoảng 15% sinh viên châu Âu đi học lấy văn bằng ở ngoài châu Âu (Anh, Đức và Pháp) như lực lượng chính.

Các chính sách siêu quốc gia đã góp phần đạt được thị phần này của thị trường sinh viên quốc tế và hình thành nhân tài toàn cầu tương lai. 

Thứ nhất, tính hấp dẫn của giáo dục đại học châu Âu được tăng cường bởi hài hòa lĩnh vực giáo dục đại học thông qua tiến trình Bôlônhơ. 

Ba cách tiếp cận cạnh tranh nhân tài toàn cầu ảnh 3

Kỳ thi quốc gia 2016: Chuyên gia băn khoăn khi vẫn giữ hai loại cụm thi

(GDVN) - Việc giữ hai loại cụm thi như Bộ GD&ĐT vừa công bố khiến không ít người hoài nghi mục tiêu của kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng.

Thứ hai, môi trường học tập (kể cả học suốt đời) được cải thiện để cho phép sinh viên có được các kỹ năng cân thiết trong nền kinh tế toàn cầu với chú trọng đặc biệt vào khía cạnh quốc tế (vd, thong qua chương trình cấp học bổng sinh viên quốc tế và trao đổi sinh viên (Ủy ban châu Âu, 2010, 2012). 

Thứ ba, các điều kiện thuận lợi cho di chuyển và nhập cư của sinh viên được chấp nhận như một phần các chiến lược làm thích nghi nhu cầu thị trường lao động của châu Âu. 

Để thu hút, từ năm 2000, Phần Lan đã tăng số lượng chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Anh và tăng số văn bằng đào tạo quốc tế để tìm kiếm sinh viên.

Mục tiêu thu hút 20.000 sinh viên vào năm 2015 nêu trong chiến lược quốc tế hóa giáo dục đại học Phần Lan (2009-2015) đã đạt được năm 2013 (năm 2000 chỉ mới có hơn 6.000 sinh viên quốc tế đến Phần Lan) (Bộ GD và Văn hóa, 2009). 

Để giữ chân sinh viên tốt nghiệp, tháng 6/2013 chiến lược nhập cư tương lai đến 2020 của Phần Lan được thông qua để công nhận vai trò sinh viên quốc tế như  tác nhân có kỹ năng cao tiềm năng trong thị trường lao động Phần Lan Bộ Nội vụ, 2013), vì thị phần ngoại kiều sinh ở nước ngoài có kỹ năng cao ở Phần lan là rất thấp chỉ 0,8%. 

Tiềm năng cho sinh viên quốc tế ở lại Phần lan sau tốt nghiệp tăng lên nhiều vì đây là nước hấp dẫn đến học tập, sống và làm việc với 60% sinh viên ở lại 1 năm sau tốt nghiệp và 1/2 số sinh viên quốc tế tìm được việc làm ở đây.

Song, con số tuyệt đối là khoảng 1.500 sinh viên quốc tế tốt nghiệp tham gia lực lượng lao động Phần lan hàng năm, và  với ¼ số đó chưa có việc làm (Shumilova et al., 2012). 

Cuối cùng, điều quan trọng là chính sách nhập cư, cơ hội cho sinh viên quốc tế gia hạn visa 1 năm sau tốt nghiệp để tìm việc làm.

Thay đổi tích cực trong chính sách này cho ở lại trên 6 tháng cho thấy cách tiếp cận phương pháp Darwin quản lý kiều dân đã hoạt động, và chỉ sinh viên quốc tế tốt nhất kiếm được việc làm mới có thể được ở lại, trù phi họ có các lý do khác như lập gia đình hay tiếp tục học lên.

Loại hình cạnh tranh nhân tài

Ba trường hợp phân tích ở trên cho thấy vai trò giáo dục đại học trong cạnh tranh nhân tài toàn cầu ở 3 nước là rất khác nhau và mỗi nước đại diện cho một mô hình phản ánh thực tiễn cho các nước có đặc trưng tương tự. Ba mô hình này tạo nên hệ loại hình cạnh tranh người tài toàn cầu đối với vai trờ giáo dục đại học quốc tế (bảng 1).

Mô hình I: Mô hình thương hiệu Anglo-saxon đại diện cho các hệ thống có nhiều tin cậy cho thu hút nhân lực trình độ cao được đào tạo ở nước ngoài lẫn đào tạo và giữ chân các sinh viên quốc tế tốt nhất.

Tín nhiệm giáo dục đại học trong nước

Tín nhiệm giáo dục đại học nước ngoài

cao

Thấp

Cao

Mô hình I

Mô hình II

Thấp

Mô hình III

Mô hình IV (chưa có

Bảng 1. Hệ loại hình cạnh tranh nhân tài toàn cầu đối với vai trờ giáo dục đại học quốc tế .

Các nước điển hình là Mỹ, Canada, Anh, Úc và Newdilan, là nước có đặc trưng tiếp cận giáo dục đại học hướng theo thị trường và có chính sách nhập cư chọn lựa theo hệ thống tính điểm số hay xét chuyển visa tạm thời sang visa dài hạn (cho phép sinh viên gia hạn visa đi tìm việc sau tốt nghiệp).

Mô hình II: Mô hình các nền kinh tế mới nổi, chủ yếu tín nhiệm việc gửi sinh viên du học và hỗ trợ họ trở về. Một chiến lược khác của các nước này là tạo năng lực cho hệ thống giáo dục đại học trong nước bằng cách mòi nhà cung ứng giáo dục đại học nước ngoài vào mở chi nhánh hay chương trình lên kết hợp tác với trường trog nước.

Cuối cùng, sinh viên quốc tế và các học giả được mời đi với sự hỗ trợ của quỹ học bổng quốc gia. Những nước trông vào du học sinh trở về là Trung Quốc, Israel, Hàn Quốc, Đài Loan và Airơlen (Shachar, 2006).

Mô hình III: Mô hình châu Âu lục địa/Bắc Âu đặc trưng bởi độ tín nhiệm cao vào đào tạo lực lượng lao động trình độ cao trong hệ thống giáo dục đại học theo chủ nghĩa quân bình của mình  để thu hút sinh viên bằng giáo dục đại học bao cấp chất lượng cao.

Chịch sách quốc tế hóa tại chỗ và trao đổi sinh viên/thực tập sinh nước ngoài cũng là công cụ quan trọng đào tạo nhân tài toàn cầu. Các nguyên tác phúc lợi quốc gia và mức sống cao góp phần cho thực tế là sinh viên quốc tế tốt nghiệp thích ở lại các nước này hơn.

Mô hình IV: Hiện chưa được xác định, một khi bất kỳ nước nào muốn chọn chiến lược này hay khác tín nhiệm vào giáo dục đại học để đào tạo nhân tài toàn cầu thì hãy thực hiện vai trò chính hỗ trợ cho nên kinh tế cạnh tranh dựa vào tri thức.

Trong khi có quá nhiều tài liệu giáo dục đại học quốc tế trên thế giới, hai nhà nghiên cứu Phần lan cố gắng rà soát những vấn đề được  thảo luận nhiều để gắn vào chiến lược và thực tiễn cạnh tranh nhân tài toàn cầu ở nước mình.

Ba mô hình được giả thuyết cạnh tranh nhân tài toàn cầu đối với vai trò giáo dục đại học quốc tế được xem xét ở 3 nước trên chỉ là ví dụ điển hình. Trong khi khu biệt 3 mô hình này, các tác giả khái quát hóa xu thế hội tụ trong các cách tiếp cận như vậy.

Hoa kỳ, nước có nhiều lợi thế của nền kinh tế tân tiến với hệ thống giáo dục đại học hấp dẫn ngoại kiều tài năng, hiện cũng pahir quay sang khuyến khích và hỗ trợ sinh viên nước mình du học..

Chẳng hạn, Mỹ đã gửi 100.000 sinh viên sang Trung Quốc. Cuộc cải cách chính sách nhập cư cũng đang nhìn vào thực tiến thành công của các nước khác trong quản lý dân nhập cư để thu hút không chỉ nhiều người tài hơn mà có nhiều người tài giởi nhất.

Trung quốc là nước cung cấp nguồn chủ yếu sinh viên quốc tế thực sự cũng đang trở thành nước xuất khẩu giáo dục chính. Bộ Giáo dục Trung Quốc đặt mực tiêu trở thànhđiểm đến hàng đầu cho sinh viên quốc tế châu Á. Có thể có nhiều học bổng hơn cho sinh viên quốc tế đến Trung Quốc học tập.

Nhìn vào các nước khác, Phần Lan đang xem xét bắt đầu thu học phí của sinh viên không phải là công dân liên minh châu Âu. Và tiền học phí không nhất thiết làm nản lòng sinh viên quốc tế tương lai cùng với chất lượng giáo dục cao (OECD, 2014),  tiền thu được tiềm năng trong nước cộng với tiếng địa phương khó học và thị trường lao động nhỏ có thể làm cho đầu tư tăng gấp đôi.

Do vậy, nên giữ chế độ đào tạo miễn phí, đầu tư nhiều hơn vào giứ chân người tốt nghiệp, xuất khẩu giáo dục và khuyến khích kiều bào Phần lan xa quê hồi hương.

Tác giả muốn đưa ra một vài khuyến nghị chính sách như sau:

Thứ nhất, nếu một nước cố gắng sử dụng sinh viên quốc tế tốt nghiệp như nguồn nhân tài toàn cầu trực tiếp, thì các lĩnh vực đào tạo được hỗ trợ phải gằn liền với phát triển kinh tế và công nghiệp,không nên dựa nhiều vào một lĩnh vực công nghiệp nào (như trường hợp xảy ra với Nokia ở Phần lan). Cần chú ý tới chất lượng đào tạo;

Thứ hai, quan trọng là phải biết các tác nhân thu hút sinh viên quốc tế đến học ở nước cụ thể và điều chỉnh chiến lược tiếp thị cho phù hợp;

Thứ ba, xét chuẩn giáo dục quốc tế không đổi của nước khác và chính sách giữ chân nguời tốt nghiệp là cần thiết để học hỏi những thực tiễn và kinh nghiêm tốt nhất.

Chẳng hạn, xem xét việc nhập cư cũng như chính sách học phí có thể tác động thế nàoj đến quyết định của sinh viên quốc tế (OECD, 2014). Có cách khác thu hút sinh viên quốc tế tiềm năng là tạo điều kiện trao đổi học thuật quốc tế, thậm chí ở cấp PTTH. Ngoài ra, để giữ chân sinh viên quốc tế tốt nghiệp xuất sắc thì dịch vụ tư vấn nghề nghiệp phải mạnh;

Cuối cùng, chính sách tích hợp cần nhắm vào cả thu hút và giữ chân sinh viên quốc tế tài năng cũng như tạo điều kiện cho các kiều bào có trình độ cao trở về Tổ quốc thúc đẩy phát triển vốn nhân lực.

TS. Mai Văn Tỉnh