Nhiều trường đại học Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng Nature Index

16/05/2020 06:33
Linh Hương
0:00 / 0:00
0:00
(GDVN) - Trong bảng xếp hạng Nature Index giai đoạn từ 01/3/2019 đến ngày 29/02/2020 thì một số trường đại học của Việt Nam đã góp mặt.

Tổ chức Nature Research đã công bố kết quả xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học, các tổ chức nghiên cứu, các quốc gia và khu vực trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, sự sống và khoa học trái đất. 

Theo đó, trong bảng xếp hạng Nature Index giai đoạn từ 01/3/2019 đến ngày 29/02/2020 thì một số trường đại học của Việt Nam đã góp mặt, bao gồm:

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Duy Tân, Đại học Phenikaa, Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội… 

Bảng xếp hạng Nature Index giai đoạn từ 01/3/2019 đến ngày 29/02/2020 (Ảnh chụp màn hình)
Bảng xếp hạng Nature Index giai đoạn từ 01/3/2019 đến ngày 29/02/2020 (Ảnh chụp màn hình)

Là một trường đại học tư thục còn trẻ tuổi nhưng đây là lần thứ 2 liên tiếp Trường Đại học Phenikaa (xếp thứ 5 trong số các đại học của Việt Nam trong Bảng xếp hạng Nature Index năm 2019), lọt vào top 10 trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam dẫn đầu về chất lượng các công bố quốc tế.

Việc được có mặt liên tiếp trong các bảng xếp hạng uy tín trên thế giới về nghiên cứu cho thấy tính nội lực trong chất lượng của các công bố;

Đồng thời là kết quả rất đáng khích lệ đối với nhà trường trên hành trình theo đuổi mục tiêu trở thành trường đại học đa ngành, xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu, khởi nghiệp và hướng nghiệp; vào top 100 trường đại học tốt nhất Châu Á trong vòng 2 thập niên.

Giáo sư Phạm Thành Huy - Hiệu trưởng trường Đại học Phenikaa cho biết: “Từ cơ sở dữ liệu của Nature Index, người sử dụng có thể trích xuất ra được các bảng xếp hạng “sản lượng công bố” nghiên cứu khoa học cho từng khu vực hoặc quốc gia, cũng như danh sách các mối liên kết khoa học của một quốc gia hoặc trường/viện với các quốc gia và các trường viện/khác”.

Được biết, Nature Index chọn lọc ra 82 tạp chí hàng đầu thế giới từ hàng chục nghìn tạp chí quốc tế uy tín để đưa vào đánh giá xếp hạng, thuộc 4 nhóm lĩnh vực: Vật lý, Hóa học, Khoa học Trái đất và Môi trường, và Khoa học sự sống.

Cô sinh viên 5 tốt làm mũ chắn giọt bắn tặng các bác sĩ tuyến đầu chống dịch

Từ năm 2016, Nature Index bắt đầu đưa ra các bảng xếp hạng về kết quả công bố của quốc gia và cơ sở giáo dục đại học.

Phương pháp đánh giá của Nature Index chủ yếu dựa vào 2 chỉ số:

1. Số bài viết (Article Count, AC): Được tính cho quốc gia hoặc tổ chức nghiên cứu nếu bài báo đó do một hoặc nhiều tác giả đến từ quốc gia đó hoặc tổ chức đó thực hiện, bất kể có bao nhiêu đồng tác giả đến từ tổ chức hoặc quốc gia khác.

2. Tỷ lệ công bố (Fractional Count, FC): Là tỷ lệ phần trăm tính theo công thức số tác giả của cơ sở giáo dục đại học (hoặc quốc gia) và số cơ sở giáo dục đại học chủ quản của các tác giả đó trên một bài viết. Để tính toán FC, tất cả các tác giả được coi là đóng góp như nhau cho một bài viết. Mỗi bài viết có chỉ số FC kết hợp tối đa là 1.0.

Linh Hương