Học sinh cần trải nghiệm thực tế để nâng cao chất lượng giáo dục giá trị văn hoá

06/03/2022 10:23
Trung Dũng
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Nếu học sinh, sinh viên được tham gia trải nghiệm văn hoá thực tế, các em sẽ có kỹ năng bản thân tốt hơn, chất lượng giáo dục giá trị văn hoá được nâng cao hơn.

Ngày 5/3/2022 tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội đã diễn ra buổi hội thảo với chủ đề “Đa dạng và nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục giá trị văn hoá thông qua tổ chức trải nghiệm cho học sinh, sinh viên”. Hội thảo do Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp với Công ty cổ phần đầu tư Du lịch Văn hoá Việt Nam (VinITC) tổ chức.

Tới tham dự buổi hội thảo có Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn – Uỷ viên thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội và đại diện các Vụ thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Ngoài ra, còn có sự tham gia của ông Trịnh Ngọc Chung – Bí thư Đảng uỷ, Quyền trưởng ban quản lý Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam và đại diện đơn vị phối hợp tổ chức hội thảo là ông Nguyễn Thành Lương – Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần đầu tư Du lịch Văn hoá Việt Nam (VinITC).

Ông Trịnh Ngọc Chung - Bí thư Đảng uỷ, Quyền trưởng ban quản lý Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam phát biểu khai mạc buổi hội thảo. Ảnh: Trung Dũng

Ông Trịnh Ngọc Chung - Bí thư Đảng uỷ, Quyền trưởng ban quản lý Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam phát biểu khai mạc buổi hội thảo. Ảnh: Trung Dũng

Sau phần báo cáo tổng quan về đề cương chương trình nghiên cứu và giới thiệu một số giải pháp từ phía ban tổ chức, các đại biểu tham dự hội thảo đã có nhiều ý kiến đóng góp, tham luận sôi nổi.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn – Uỷ viên thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội cho rằng: “Đầu tiên, tôi xin được chúc mừng Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam cùng với công ty cổ phần đầu tư Du lịch Văn hoá Việt Nam (VinITC) đã tổ chức thành công sự kiện rất quan trọng này.

Buổi hội thảo của chúng ta đã nhận được sự góp ý, tham luận quý báu của các vị đại biểu, đó chính là tiền đề để đề án của chúng ta có thể đi vào thực tiễn cuộc sống hơn.

Tôi rất tâm huyết với một số ý kiến cho rằng, trong việc này thì nhà trường chính là đối tượng thụ hưởng. Bởi lẽ, chúng ta vẫn coi nhà trường là nơi chuẩn bị cuộc sống cho con người, nên bất cứ ai làm giáo dục cũng đều có mong muốn tốt đẹp là đưa các kiến thức bổ ích vào trong trường. Những điều đáng quan tâm trong lĩnh vực văn hoá, di sản chúng ta cũng muốn đưa vào nhà trường là như thế.

Vì thế, nhất thiết chúng ta cần tổ chức nhiều hơn nữa những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho học sinh, sinh viên. Sau này, từ những hoạt động trải nghiệm đó các học sinh, sinh viên có thể đúc rút được một số kỹ năng để cuộc sống trở nên dễ dàng hơn”.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn – Uỷ viên thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, bất cứ ai làm giáo dục cũng đều có mong muốn tốt đẹp là đưa các kiến thức bổ ích vào trong trường. Ảnh Trung Dũng

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn – Uỷ viên thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, bất cứ ai làm giáo dục cũng đều có mong muốn tốt đẹp là đưa các kiến thức bổ ích vào trong trường. Ảnh Trung Dũng

Bày tỏ quan điểm trong buổi hội thảo, ông Trần Mạnh Hùng – Phó Vụ trưởng Vụ Văn hoá Dân tộc thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết: “Thời gian tới đây, Vụ Văn hoá Dân tộc sẽ phối hợp với Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam để tổ chức một số hoạt động có quy mô lớn.

Nếu học sinh, sinh viên được tham gia trải nghiệm thì tôi tin rằng các em sẽ có những kỹ năng của bản thân tốt hơn.

Qua hội thảo này, ngoài việc phối hợp giữa những đơn vị liên quan trực tiếp thì chúng tôi cũng muốn thông tin thêm để đại biểu của các nhà trường sẽ có phương án cụ thể. Mục đích là sắp tới, nhiều học sinh, sinh viên trong các trường có thể được tham gia trải nghiệm theo đúng tinh thần mà buổi hội thảo hôm nay chúng ta đã đề cập”.

Cùng chung quan điểm về vấn đề này, chia sẻ một số ý kiến trong buổi hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Loan – Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho rằng: “Hiện tại, Bộ cũng đang tổ chức định kỳ chương trình gặp mặt, giao lưu, tuyên dương, biểu dương các học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số đang học tại các trường trực thuộc Bộ.

Vì thế, theo ý tưởng mà đại diện công ty cổ phần đầu tư Du lịch Văn hoá Việt Nam (VinITC) đã nêu ra, chúng tôi cũng đồng ý với quan điểm là, chúng ta cần có một hệ thống cơ sở vật chất để phục vụ công tác giáo dục đạo đức cũng như giới thiệu những hoạt động cho học sinh, sinh viên.

Chúng tôi cũng nhất trí với nội dung chương trình trải nghiệm là có thể do các cơ sở giáo dục đặt hàng, Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan để thiết kế các chương trình đảm bảo tính giáo dục”.

Ông Nguyễn Thành Lương – Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần đầu tư Du lịch Văn hoá Việt Nam (VinITC) nêu nhận định trong buổi hội thảo rằng: “Đề cương chương trình mà công ty VinITC đã báo cáo trong buổi hội thảo chính là sáng kiến mở và đề xuất với ngành văn hoá và nó sẽ là chương trình lâu dài và thường xuyên.

Thông qua phân tích mối quan hệ giữa văn hoá, giáo dục chúng tôi bước đầu đề xuất những nhóm giải pháp điển hình có tính chất đổi mới toàn diện”.

Ông Nguyễn Thành Lương – Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần đầu tư Du lịch Văn hoá Việt Nam (VinITC), đại diện đơn vị phối hợp tổ chức phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Trung Dũng

Ông Nguyễn Thành Lương – Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần đầu tư Du lịch Văn hoá Việt Nam (VinITC), đại diện đơn vị phối hợp tổ chức phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Trung Dũng

Bày tỏ cảm xúc trước khi khép lại buổi hội thảo, ông Trịnh Ngọc Chung, Quyền trưởng ban quản lý Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam cho rằng: “Thay mặt ban tổ chức, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến quý vị đại biểu đã tới tham dự buổi hội thảo ngày hôm nay.

Có thể nói đây là một hoạt động rất có ý nghĩa đối với Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng như là đối tác trong việc tổ chức trải nghiệm thực tế để nâng cao chất lượng giáo dục giá trị văn hoá.

Mục đích mà tất cả chúng ta đều muốn hướng tới trong buổi hội thảo ngày hôm nay là nâng cao chất lượng giáo dục thông qua việc truyền tải những giá trị văn hoá tới các đối tượng là học sinh, sinh viên khi trải nghiệm các hoạt động tại Làng Văn hoá.

Hiện tại, chúng tôi cũng đang tích cực đổi mới, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất hiện có để có thể đảm bảo tốt nhất điều kiện trải nghiệm cho các đối tượng là học sinh, sinh viên cũng như du khách trong và ngoài nước”.

Một số hình ảnh khác tại buổi hội thảo:

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lâm Bá Nam - Hội dân tộc học và Nhân học Việt Nam phát biểu tham luận tại hội thảo. Ảnh: Trung Dũng

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lâm Bá Nam - Hội dân tộc học và Nhân học Việt Nam phát biểu tham luận tại hội thảo. Ảnh: Trung Dũng

Nghiên cứu sinh Hoàng Anh Đức trình bày các quan điểm trong nghiên cứu của mình. Ảnh: Trung Dũng

Nghiên cứu sinh Hoàng Anh Đức trình bày các quan điểm trong nghiên cứu của mình. Ảnh: Trung Dũng

Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Loan – Vụ phó Vụ Đào tạo thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Ảnh: Trung Dũng

Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Loan – Vụ phó Vụ Đào tạo thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Ảnh: Trung Dũng

Ông Trần Mạnh Hùng – Phó Vụ trưởng Vụ Văn hoá Dân tộc thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Ảnh: Trung Dũng

Ông Trần Mạnh Hùng – Phó Vụ trưởng Vụ Văn hoá Dân tộc thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Ảnh: Trung Dũng

Ông Trịnh Ngọc Chung, Quyền trưởng ban quản lý Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam phát biểu trước khi kết thúc hội thảo. Ảnh: Trung Dũng

Ông Trịnh Ngọc Chung, Quyền trưởng ban quản lý Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam phát biểu trước khi kết thúc hội thảo. Ảnh: Trung Dũng

Các đại biểu về tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Trung Dũng

Các đại biểu về tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Trung Dũng

Thực hiện chủ trương về kết hợp giữa Văn hóa - Giáo dục, hiện thực hóa tinh thần của Đại hội Văn hóa toàn quốc lần thứ 2, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam chủ trì, Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Văn hóa Việt Nam (VinITC) phối hợp tổ chức hội thảo “Đa dạng và nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục giá trị văn hóa thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh, sinh viên” nhằm:

(1) Triển khai chương trình nghiên cứu chuyên biệt dành cho học sinh, sinh viên thông qua tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam;

(2) Góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc; nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục giá trị văn hóa, bồi dưỡng nhân cách và tâm hồn cao đẹp của con người Việt Nam,đặc biệt là cho đối tượng học sinh, sinh viên.

(3) Tăng cường công tác quảng bá, tuyên truyền về Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

(4) Tăng cường và cụ thể hóa mối liên kết: “ Thiết chế văn hoá – Nhà trường” với mục tiêu: Tiêu chuẩn hóa nội dung, tăng tần suất hoạt động giáo dục trải nghiệm, giáo dục ngoài nhà trường tại các thiết chế văn hóa.

Hội thảo có sự tham gia của các đơn vị quản lý văn hóa; các chuyên gia nghiên cứu từ liên ngành: nghiên cứu giáo dục – văn hóa học – du lịch học; đại diện các trường phổ thông (đơn vị thụ hưởng chương trình);

Một số chủ đề chính được thảo luận:

- Sự phù hợp của hoạt động văn hóa tại Làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam với hoạt động giáo dục giá trị văn hóa cho học sinh, sinh viên;

- Đa dạng phương pháp học tập trong hoạt động giáo dục trải nghiệm, áp dụng các phương pháp hấp dẫn, sử dụng công nghệ, cập nhật xu thế quốc tế, các hoạt động đều có kết nối đến các giá trị văn hóa Việt Nam.

- Sự cần thiết của công tác thuyết minh, diễn giải và xây dựng chương trình giáo dục di sản văn hóa cho học sinh, sinh viên thông qua hoạt động trải nghiệm tại không gian ngoài nhà trường;

- Quan điểm và nhu cầu của các trường phổ thông trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm (gắn với chủ đề Văn hóa Việt Nam)

- Xây dựng chương trình hoạt động trải nghiệm nhằm triển khai mô hình phối hợp: Thiết chế văn hoá – Nhà trường – Công ty du lịch văn hóa.

Trung Dũng