Năm nay, "Lò sản xuất tiến sĩ" muốn đào tạo 1.600 thạc sĩ

26/04/2016 06:12
Xuân Trung
(GDVN) - Như vậy, ngoài Tiến sĩ, Thạc sĩ cũng là trình độ mà Học viện Khoa học xã hội rất khoái đào tạo. Có góc nhìn nào khác về Học viện này và cách đào tạo không?

LTS: Câu chuyện đào tạo tiến sĩ của Học viện Khoa Học Xã hội (GASS) được bàn cãi nhiều trên mạng xã hội và báo chí trong mấy ngày qua.

Tâm điểm của các tranh luận là liệu một số đề tài nghiên cứu được đề cập có xứng tầm của chương trình tiến sĩ và các kết quả của từ chúng liệu có đủ đột phá.

Sau khi đăng tải các bài viết liên quan tới chủ đề này, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi, các ý kiến từ trong nước đến nước ngoài đều bày tỏ băn khoăn về bản chất của sự việc. 

Tòa soạn xin trích ý kiến của một số chuyên gia giáo dục tại nước ngoài về nội dung sự việc vừa qua để có cái nhìn nhiều phía.


Chất lượng của công trình nghiên cứu

Một Phó Giáo sư từ nước ngoài gửi ý kiến (đề nghị không nêu tên) về Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cho biết, từ kinh nghiệm hàn lâm của ông, vị Phó Giáo sư này tin rằng để trả lời hai nghi vấn (Một số đề tài nghiên cứu được đề cập tại Học viện Khoa học Xã hội có xứng tầm của chương trình tiến sĩ và các kết quả từ chúng liệu có đủ đột phá) không phải là chuyện đơn giản.

Vị Phó Giáo sư này thử đưa ra nhận định để nói lên một vài lí tại sao chọn hay đánh giá đề tài, hay một công trình nghiên cứu khoa học thường không đơn giản.

Chuyện các đề tài tiến sĩ trong ngành Khoa học Xã hội từ Việt Nam có tên khá “bình dân” đã thỉnh thoảng bị “soi” bởi cộng đồng mạng trong thời gian qua.

Câu chuyện thực sự gây ngạc nhiên và tạo ra sự quan tâm lớn khi cộng đồng mạng đưa ra các thống kê về số lượng lớn luận văn tiến sĩ được hoàn thành trong thời gian ngắn và có nhiều tên đề tài dường như gợi ý các vấn đề được nghiên cứu chưa xứng tầm luận văn tiến sĩ.

Chuyện tranh luận về “tầm vóc” và “sự quan trọng” của các vấn đề nghiên cứu (cho nghiên cứu tiến sĩ hay khi tác giả gửi báo đăng trên các tạp chí khoa học) là chuyện xảy ra thường xuyên của giới hàn lâm.

Theo vị Phó Giáo sư này, các tranh luận về tầm quan trọng của các đề tài luận văn tiến sĩ (được đề cập trên mạng và báo chí) sẽ là chuyện không có hồi kết.

Điều này đặc biệt khó vì các hội đồng chấm luận văn đã theo đúng “quy trình” như đã được trình bày từ lãnh đạo Học viện Khoa học Xã hội.

Như đã nói ở trên, cả chuyện đề tài và chất lượng các luận văn tiến sĩ đã hoàn thành sẽ là vấn đề khó có hồi kết khi đem ra tranh luận hay “hậu kiểm”.

Nói về đặc trưng của nghiên cứu khoa học, vị này bày tỏ, các kết quả khoa học tốt thường “không có biên giới” vì nó thường là các khám phá ra các quy luật có tính phổ quát.

Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội, GS. Võ Khánh Vinh trả lời báo chí trong cuộc hợp báo gần đây. Ảnh Xuân Trung
Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội, GS. Võ Khánh Vinh trả lời báo chí trong cuộc hợp báo gần đây. Ảnh Xuân Trung

Chuyện đưa các nghiên cứu trong ngành Khoa học Xã hội của Việt Nam về “gần với cuộc sống”, “không viển vông” như được đề cập từ các lãnh đạo Học viện Khoa học Xã hội là các ý dễ gây tranh cãi.

"Chỉ e rằng khi các vấn đề nghiên cứu (đặc biệt ở mức tiến sĩ), khi được “bình dân hóa” quá mức để phù hợp (và “hữu ích”?) với tình hình và hoàn cảnh của Việt Nam (như các vấn đề liên quan đến tổ chức phường xã) thì sẽ khó dẫn đến các quy luật phổ quát giúp các công trình khoa học có giá trị" vị chuyên gia này nêu ý kiến.

Vấn đề thứ hai liên quan đến công bố quốc tế. Giới hàn lâm ai cũng biết (lãnh đạo Học viện Khoa học Xã hội cũng thừa nhận) tầm quan trọng của việc khẳng định uy tín của các cơ sở đào tạo và giá trị của các nghiên cứu khoa học qua việc đăng tải các công trình khoa học trên các tạp chí hàng đầu hay sách in từ các nhà xuất bản quốc tế có uy tín. 

Vì thế, dù quá trình khám phá và đăng tải các kết quả nghiên cứu trong ngành Khoa học Xã hội trên các tạp chí có uy tín thường chậm và khó khăn hơn so với các ngành Khoa học Tự nhiên, không nên lấy đó làm lý do để từ chối hay trì hoãn cho việc tham gia tích cực vào các hoạt động hàn lâm thời toàn cầu hóa như công bố quốc tế.

Năm nay, "Lò sản xuất tiến sĩ" muốn đào tạo 1.600 thạc sĩ ảnh 2

Cách “sản xuất” nhiều tiến sĩ trong một thời gian ngắn?

(GDVN) - GS. Võ Khánh Vinh – Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội đã thông tin về phản ánh của dư luận cho rằng nơi đây là “lò sản xuất tiến sĩ”.

Điều này đặc biệt quan trọng khi Việt Nam đang ngày càng tham gia sâu rộng vào các sân chơi lớn như TPP hay phải giải quyết các thách thức mang tính toàn cầu như chủ quyền trên Biển Đông hay các vấn đề biến đổi khí hậu. 

Theo vị chuyên gia này, nên chăng cần có chính sách phù hợp để các nhà nghiên cứu trẻ được đào tạo bài bản từ phương Tây và có hiểu biết tốt về các thành tựu Khoa học Xã hội của nhân loại, tham gia nhiều hơn và có chỗ đứng trong nước để họ có thể phát huy khả năng trong sân chơi nghiên cứu Khoa học Xã hội. 

Điều đó sẽ giúp phát huy thế mạnh tương trợ của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu (kinh nghiệm, quan hệ vs sức trẻ và sáng tạo), sử dụng hiệu quả các quỹ nghiên cứu khoa học và giúp chúng ta hội nhập nhanh hơn với cộng đồng Khoa học Xã hội toàn cầu

Khó chọn đề tài đủ tầm

Trao đổi thêm với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, vị Phó Giáo sư này cho rằng, vấn đề làm nghiên cứu, nhất là nghiên cứu ngành Khoa học Xã hội lại càng khó khăn hơn, đặc biệt đối với người trẻ.

"Đối với một nhà nghiên cứu trẻ hay nghiên cứu sinh nghiên cứu sinh tiến sĩ, đôi khi chọn đề tài nghiên cứu là công việc rất khó. 

Lý do có thể dễ thấy khi liên tưởng tới các kết quả tiềm năng từ đề tài, vốn cần được công bố trước cộng đồng hàn lâm sau một thời gian tìm tòi và nghiên cứu.

Cần nói thêm, giữa các địa chỉ tiềm năng cho công bố các kết quả nghiên cứu (sẽ gọi là phương tiện công bố cho đơn giản) như báo hội nghị, báo trên các tạp chí khoa học, hay xuất bản sách, nơi nào phù hợp hơn thường tùy thuộc vào đặc trưng và "văn hóa" ngành.

Khi chọn "sai đề tài" vì nó không "đủ tầm" hay đơn giản vì nó đã được giới khoa học "cày xới" quá nhiều, các kết quả khoa học thu được khó tạo ra dấu ấn hay đơn giản là khó được chấp nhận đăng tải trên các phương tiện có uy tín".

Cũng vì thế, theo vị Phó Giáo sư này, một nhà khoa học, đặc biệt khi đã làm nghiên cứu sau một thời gian đủ dài, không chứng minh được thành tích khoa học bằng các công bố trên các phương tiện công bố có uy tín, không thể xem là thành công trong khoa học.

Năm nay, "Lò sản xuất tiến sĩ" muốn đào tạo 1.600 thạc sĩ ảnh 3

Sự thật bất ngờ bên trong Học viện "mỗi ngày 1 tiến sĩ"

(GDVN) - Chỉ riêng hai năm 2015-2016, trường có chỉ tiêu cho ra lò 700 tiến sĩ; thông tin bung ra, lãnh đạo nhà trường tìm mọi cách trốn tránh, loanh quanh.

Chuyện công bố khoa học vì thế là việc "sống còn" của nhà khoa học, đặc biệt trong môi trường hàn lâm cạnh tranh mạnh mẽ ở phương Tây.

Và để giúp giải thích việc đánh giá tầm vóc của các kết quả nghiên cứu, vị Phó Giáo sưnày cho biết về cách bình duyệt và quyết định đăng hay không cho một công trình nghiên cứu trên một tạp chí khoa học điển hình.

Quá trình ra quyết định như thế thường do editor (biên tập viên) quyết định, dựa trên các đánh giá của chuyên gia và nhận định của chính mình.

Quay lại cậu chuyện đào tạo tiến sĩ của Học viện Khoa học Xã hội, vị Phó Giáo sư này nhận định, một trong các "điểm yếu" nhất từ phía Học viện trong cuộc họp báo vừa qua là chưa đưa ra các thành tích công bố quốc tế một cách rõ ràng khi bị chất vấn.

Dù các lãnh đạo Học viện đưa ra nhiều bằng chứng khác: lịch sử lâu đời, số GS/TS đông, giúp đào tạo nhân lực cho nhiều đại học và vùng miền của đất nước,...

Vị Phó Giáo sư này giả thiết, nếu Học viện đưa ra ngay tại hiện trường các chứng cứ khoa học đanh thép như số công trình hay sách đăng trên tạp chí hay bởi các nhà xuất bản uy tín, các thông số trích dẫn, h-index,... trong tương quan với các cơ sở đào tạo tốt của các nước trong khu vực, thì dư luận chắc chắn sẽ "tâm phục khẩu phục".

"Suy cho cùng một viện khoa học quốc gia hoạt đông với ngân sách nhà nước và thu tiền học phí từ người học nên có trách nhiệm giải trình khi cần thiết.

Nó giúp cho cả phía công chúng và Học viện hiểu được công việc và mong đợi của nhau. Nên chăng chúng ta có thể xem đó là một kinh nghiệm tốt về đối thoại hàn lâm, vốn cần thiết và nên làm thường xuyên" vị này nêu quan điểm.

 Tuyển sinh hàng nghìn thạc sỹ

Ngoài việc đào tạo tiến sĩ mà báo chí phản ánh, Học viện Khoa học Xã hội cũng đào tạo hàng ngàn chỉ tiêu thạc sỹ trong năm 2016.

Cụ thể, trong thông báo ngày 18/12/2015 của Học viện có dự kiến chỉ tiêu mong muốn đào tạo thạc sỹ của năm 2016 là 1.600 người.

Xuân Trung