Xử lí dạng câu hỏi liên hệ so sánh trong nghị luận văn học
Theo Thầy Đặng Ngọc Khương, giáo viên có gần 10 năm kinh nghiệm luyện thi trung học phổ thông môn Ngữ Văn cho biết, đa phần học sinh đều đang gặp khó khăn khi xử lí các dạng câu hỏi liên hệ so sánh trong phần nghị luận tác phẩm văn học.
Năm nay, đề thi quốc gia môn Ngữ Văn sẽ bao gồm cả chương trình học lớp 11 và 12, nên câu hỏi về liên hệ so sánh có khả năng cao sẽ ra trong đề thi.
Các em cần học sâu kiến thức lớp 12 và chỉ nên liên hệ và so sánh với kiến thức lớp 11.
Thầy Đặng Ngọc Khương, giáo viên có gần 10 năm kinh nghiệm luyện thi trung học phổ thông môn Ngữ Văn ở Hà Nội cho biết, đa phần học sinh đều đang gặp khó khăn khi xử lí các dạng câu hỏi liên hệ so sánh trong phần nghị luận tác phẩm văn học. (Ảnh nhân vật cung cấp) |
Tuy nhiên, nhiều em vẫn đang phân tích bài văn theo lối mòn của câu hỏi so sánh thông thường ngày trước, tức là phân tích từng đặc điểm song song của cả hai đối tượng trong hai tác phẩm văn học mà chưa liên hệ so sánh như yêu cầu mà câu hỏi này đặt ra.
Ví dụ đề bài yêu cầu: Hãy so sánh hình tượng nhân vật người lái đò sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà và hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ Người Tử Tù của nhà văn Nguyễn Tuân. Đây là dạng đề liên hệ so sánh của cả hai nhân vật trong hai tác phẩm văn học khác nhau mà học sinh thường gặp.
Cô giáo dạy Văn lưu ý học sinh khi làm bài thi tốt nghiệp quốc gia |
Để xử lí bài này, học sinh chỉ cần phân tích sâu đặc điểm hình tượng nhân vật Người lái đò sông Đà của lớp 12, sau đó liên hệ so sánh với nhân vật Huấn Cao của lớp 11 để tìm điểm tương đồng và độc đáo.
Thầy Ngọc Khương cũng nhấn mạnh, sai lầm nghiêm trọng nhất của học sinh đối với đề bài này là các em phân tích từng đặc điểm song song của nhân vật Huấn Cao và Người lái đò sông Đà.
Điều này dẫn đến tình huống hao tốn thời gian làm bài và sai yêu cầu cốt lõi của đề.
Xác định thông điệp trọng tâm của câu hỏi nghị luận xã hội
Đối với câu hỏi nghị luận xã hội, thầy Ngọc Khương chia sẻ, trong đề thi nghị luận xã hội, các em nên chú ý viết đúng yêu cầu về nội dung và hình thức của một đoạn văn.
Thông thường, dạng đề này sẽ yêu cầu viết khoảng 200 chữ, nếu các em viết dài hơn thì chỉ nên dừng lại ở 250 chữ, không nên viết quá dài.
Thí sinh đừng để mất điểm oan môn Toán ở các câu nhận biết và thông hiểu |
Để làm tốt bài văn nghị luận xã hội, đầu tiên các em phải xác định được yêu cầu trọng tâm và thông điệp của đề bài, không quá dài dòng nhưng cũng không cộc lốc, ngắn gọn.
Ví dụ đề bài yêu cầu: Trình bày quan điểm về nguyên nhân của hiện tượng vô cảm trong xã hội hiện nay. Khi trình bày đoạn văn về quan điểm trên, các em nên tập trung làm rõ nguyên nhân.
Các yếu tố khác về thực trạng và giải pháp, các em chỉ nên viết lướt qua khoảng một đến hai dòng.
Lưu ý, trong đoạn văn các em phải có phần giải thích ở đầu, phần mở rộng và liên hệ ở cuối.
“Các em chỉ cần nắm rõ yêu cầu trọng tâm của đề bài, hình thức viết đoạn văn và trả lời vào ngay ý chính của đề là đã hoàn thành tốt dạng bài này…” - Thầy Khương chia sẻ thêm.
Theo đó, Thầy Đặng Ngọc Khương cũng dặn dò các sĩ tử khóa 2001 về lộ trình ôn luyện 3 giai đoạn thi quốc gia năm 2019.
Giai đoạn 1 là giai đoạn tổng ôn lại kiến thức 3 lớp, nên bắt đầu sớm từ tháng 6/2018, ôn luyện toàn diện tất cả các đơn vị kiến thức làm bàn đạp cho các giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn thứ 2 bắt đầu từ tháng 11/2018 song song với ôn luyện toàn diện, tập trung vào luyện các dạng bài và luyện đề.
Giai đoạn 3, từ tháng 4/2019, tập trung vào tối ưu điểm số bằng việc ôn luyện chọn lọc và kết hợp cả tổng ôn lẫn luyện đề.
Với những chia sẻ trên của thầy Đặng Ngọc Khương về kĩ năng xử lí câu hỏi liên hệ so sánh và xác định yêu cầu trọng tâm của đề thi nghị luận xã hội, hi vọng sẽ giúp các sĩ tử khóa 2000 đạt kết quả cao môn Ngữ Văn kì thi quốc gia năm 2018.