Xây dựng trường mầm non và phổ thông trong trường đại học địa phương

17/11/2019 07:44
LÃ TIẾN
(GDVN) - Mặc dù việc thành lập các trường mầm non, phổ thông trong trường đại học địa phương không đúng luật, nhưng các trường “gỡ” bằng cách lập đề án xin thí điểm.

Ngày 15/11, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phối hợp Trường Đại học Hải Phòng tổ chức hội thảo khoa học “Kinh nghiệm xây dựng trường mầm non và phổ thông trong các trường đại học địa phương đáp ứng yêu cầu tự chủ tài chính”.

Về dự Hội thảo có Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ - Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam - nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo Trường Đại học Hải Phòng và các trường đại học địa phương trên toàn quốc.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ - Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam - nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại hội thảo (Ảnh: Lã Tiến)
Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ - Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam - nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại hội thảo (Ảnh: Lã Tiến)

Hội thảo khoa học này là sự kiện có ý nghĩa góp phần chào mừng 60 năm truyền thống xây dựng và phát triển Trường Đại học Hải Phòng (1959 -2019).

Phát biểu tại hội thảo, Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ cho biết, trường đại học địa phương làm trường mầm non, trường phổ thông, có người cho rằng không đúng chức năng của mình.

Đa số các trường địa phương là trường công, nếu thành lập trường phổ thông liên cấp thì phải làm cho chất lượng và tự cân đối tài chính.

Quang cảnh hội thảo khoa học (Ảnh: Lã Tiến)
Quang cảnh hội thảo khoa học (Ảnh: Lã Tiến)

“Mặc dù việc thành lập các trường mầm non, phổ thông trong trường đại học địa phương không đúng luật, chưa có sự hướng dẫn nhưng các nhà trường “gỡ” bằng cách lập đề án và xin thí điểm.

Do đó, hội thảo lần này, Câu lạc bộ các trường Đại học địa phương bàn các giải pháp tháo gỡ và có những kiến nghị gửi Hiệp hội Các trường đại học cao đẳng Việt Nam.

Sau đó, Hiệp hội sẽ tổng hợp để kiến nghị lên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó thủ tướng và Chính phủ”, Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ nói.

Giáo sư Trần Hồng Quân gửi 5 kiến nghị về tự chủ đại học
Giáo sư Trần Hồng Quân gửi 5 kiến nghị về tự chủ đại học

Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ cho rằng, để đổi mới giáo dục phải chú trọng bồi dưỡng lại đội ngũ giáo viên.

Do đó, nhà nước phải giao hẳn việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên từ mầm non đến phổ thông cho các trường đại học địa phương có đào tạo ngành sư phạm.

Tiếp đó, hội thảo tập trung trao đổi, đề xuất các nội dung liên quan đến việc xây dựng trường mầm non và phổ thông trong các trường đại học địa phương.

Nhiều kinh nghiệm, giải pháp được đưa ra giải đáp cho câu hỏi: Làm thế nào để xây dựng trường mầm non và phổ thông trong các trường đại học địa phương đáp ứng yêu cầu tự chủ tài chính?

Các báo cáo tham luận của Lãnh đạo Trường đại học Hải Phòng, Trường Đại học Hà Tĩnh, Cao đẳng sư phạm Hòa Bình, Đại học Đồng Nai... và các ý kiến của đại biểu đến tham dự đã cho thấy, chủ đề Hội thảo thu hút được sự quan tâm rất lớn từ các nhà khoa học và các nhà giáo.

Các bài viết đều hướng vào chủ đề của Hội thảo với những cách tiếp cận khác nhau nhưng đều tâm huyết bày tỏ sự trăn trở của tác giả.

Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Hải Phòng phát biểu tại hội thảo (Ảnh: Lã Tiến)
Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Hải Phòng phát biểu tại hội thảo (Ảnh: Lã Tiến)

Một số ý kiến tại hội thảo cho rằng, công tác tuyển sinh của các trường đại học địa phương trong giai đoạn hiện nay thực sự khó khăn do sự phân luồng người học và đầu ra.

Các trường địa phương chủ yếu trông chờ những thí sinh điểm thấp sát sàn hoặc xét bằng học bạ.

Bởi vậy, nếu không có cơ chế thu hút cho các trường đại học địa phương thì các trường rất khó phát triển, nhất là trong điều kiện hiện nay đang yêu cầu các trường thực hiện lộ trình tự chủ.

Lãnh đạo Trường Đại học Bạc Liêu phát biểu tại hội thảo (Ảnh: Lã Tiến)
Lãnh đạo Trường Đại học Bạc Liêu phát biểu tại hội thảo (Ảnh: Lã Tiến)

Hơn nữa, các trường địa phương đều là các trường đại học đa ngành, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, trong đó chủ yếu đào tạo đội ngũ giáo viên các cấp, các bậc học.

Nhưng hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại chỉ tập trung quan tâm đến 8 trường Đại học Sư phạm trong việc tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa phổ thông; bồi dưỡng thay sách, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy, giáo viên cốt cán thay sách giáo khoa mới… chưa quan tâm cho đội ngũ giảng viên trường đại học địa phương tham gia.

Ý kiến phát biểu của đại biểu Trường Đại học Đồng Nai (Ảnh: Lã Tiến)
Ý kiến phát biểu của đại biểu Trường Đại học Đồng Nai (Ảnh: Lã Tiến)

Sự quan tâm, tạo điều kiện của một số tỉnh đối với trường đại học địa phương còn hạn chế, sự phối hợp, sự quản lý của các địa phương đối với trường đại học địa phương thiếu đồng bộ.

Nhiều việc, địa phương không giao cho các trường đại học địa phương mà mời các trường top trên tham gia liên kết đào tạo đại học, bồi dưỡng giáo viên;

Trong khi đó, việc này các trường đại học địa phương có thảm đảm nhiệm được, đã tạo ra một sự lãng phí chất xám khủng khiếp…

Chủ đề Hội thảo thu hút được sự quan tâm rất lớn từ các nhà khoa học và các nhà giáo (Ảnh: Lã Tiến)
Chủ đề Hội thảo thu hút được sự quan tâm rất lớn từ các nhà khoa học và các nhà giáo (Ảnh: Lã Tiến)

Việc thành lập các trường mầm non, phổ thông thực hành trực thuộc các trường đại học địa phương cũng có nhiều địa phương không quan tâm, chưa tạo điều kiện, mặc dù trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học địa phương là có;

Điều lệ trường đại học cũng có quy định, tạo cơ sở để cho sinh viên sư phạm rèn nghề, thực hành, thực tập, đổi mới phương pháp giảng dạy… gắn học đi đôi với hành và nâng cao chất lượng đào tạo.

LÃ TIẾN