Giải Nobel kinh tế 2012 và lý thuyết thống trị của người Mỹ

16/10/2012 20:32
(GDVN) - Giải Nobel Kinh tế học năm nay vừa được Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển trao cho Alvivin E.Roth Đại học Harvard (Mỹ) và Lloyd S.Shapley, Đại học California (Mỹ).
Hai tác giả người Mỹ đoạt giải Nobel kinh tế 2012.
Hai tác giả người Mỹ đoạt giải Nobel kinh tế 2012.
Theo wikipedia.org, tính tới năm 2012, thì số giải thưởng Nobel kinh tế mà người Mỹ được giải là 49,5 so với quốc gia về nhì là Liên hiệp Anh được 8,5 giải thưởng, quốc gia về thứ ba và tư lần lượt là Na uy và Thụy Điển với các giải thưởng lần lượt là 3 và 2.
Như vậy có thể nói, các nhà khoa học kinh tế người Mỹ, cho dù là người nhập cư, nhưng môi trường nghiên cứu và thực tiễn tại Mỹ đã giúp cho các nhà khoa học, giáo sư kinh tế Mỹ dễ dàng đoạt giải thưởng lớn này dù rằng cơ quan quyết định giải thưởng thuộc một quốc gia Bắc Âu là Thụy Điển.

Không ngạc nhiên trước hết bởi vì Mỹ là quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh nhất thế giới. Các công cụ tài chính, các ngành khoa học cơ bản phục vụ cho nền kinh tế được ứng dụng rất mạnh (John Hick và K. Arrow năm 1972; R. Solow năm 1987).
Mặt khác do có nền kinh tế phát triển cao như thế, do vậy mọi mặt, mọi khía cạnh của khoa học kinh tế sáng tạo đều có thể được áp dụng, trãi nghiệm trước khi được công bố (R. Merton và M. Scholes năm 1997). Kế tiếp, Mỹ là quốc gia có thu nhập quốc dân lớn nhất thế giới, thu nhập bình quân đầu người trong nhóm cao nhất thế giới. Các nghiên cứu tác động kinh tế vào hành vi con người của các nhà kinh tế Mỹ thường không có đối thủ cạnh tranh (G. Becker năm 1992). Ngoài ra, với chủ thuyết "thực dụng", các giáo sư người Mỹ cũng là những nhà tiên phong sử dụng khoa học cơ bản, đặc biệt là toán, tin học để định lượng trong các nghiên cứu về thể chế chính sách kinh tế và tài chính (John Hick và K. Arrow năm 1972; W. Leontief năm 1973; và J. Nash năm 1994). Cuối cùng với sức mạnh và sự ổn định của đồng USD cùng với tiềm lực chi phối các chính sách kinh tế quốc tế quan trọng các giáo sư người Mỹ cũng thành công trong việc đưa ra các mô hình lượng giá kiểu Mỹ đối với thế giới (M. Friedman năm 1976; và P. Krugman 2008).
Th.S NCS. Trần Thanh Hải
Hiệu trưởng Cao đẳng Viễn Đông TPHCM

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Truyện tranh cổ tích đang bị "bóp méo"

Vụ "canh gà Thọ Xương": Ai đúng? Ai sai?

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD: “Giáo dục phổ thông 11 năm là vừa đủ”

Chùm ảnh: Trẻ lại “oằn lưng” vác cặp đến trường

Nữ sinh Marie Curie ấn tượng với chiều cao 1m75

PTT Nguyễn Thiện Nhân: "Phải thích nghi đào tạo với chi phí thấp"

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng