Sau khi bài viết: Người chống gian lận thi cử ở Bắc Giang bị xỉ vả: "Mày ác quá"! được đăng tải, có rất nhiều ý kiến bạn đọc gửi về tòa soạn Báo Giáo dục Việt Nam đồng tình với cách làm của anh N, em S. Chúng tôi xin đăng tải quan điểm của độc giả Nguyễn Tuấn Tú về việc vi phạm và xử lý sai phạm gian lận trong thi cử ở trường THPT Đồi Ngô (Lục Nam, Bắc Giang):
Nếu người đứng lên chống bệnh thành tích trong giáo dục mà bị xa lánh, lên án, thậm chí là xỉ vả thậm tệ như trường hợp của anh N, em S quay clip gian lận tại Hội đồng thi trường Đồi Ngô (Bắc Giang) thì làm gì còn ai dám đứng lên nữa? Liệu những người như thầy Khoa, anh N hay em S còn dám “lên tiếng” hay không? Có thể, những người chống tiêu cực này cũng có lý do cá nhân đi chăng nữa, nhưng họ đã dám phơi bày thực trạng giáo dục, thì cũng là dũng cảm chứ, đáng tuyên dương chứ và đáng phục chứ. Có phải ai cũng có thể làm được đâu? Tôi thương anh N và em S quá. Liệu rằng, gia đình anh N, em S có sống yên ổn không? Sẽ rất khó đấy, vì tôi hình dung ra được những áp lực vô hình mà họ phải chịu đựng suốt những ngày qua, và còn nhiều ngày tới đây nữa. Họ đã làm được cái việc mà rất ít người làm được, nói cho đúng là rất ít người đủ bản lĩnh làm điều đó. Vì khi phanh phui tiêu cực, mà cụ thể tại trường Đồi Ngô, thì vô tình sẽ động tới nhiều người quen biết, đó là các giáo viên, đó là các học sinh... Thế nên ngoài những người ủng hộ, thì sẽ khó tránh có những ý kiến chê trách, ấy là những người bị mất quyền lợi, bị ảnh hưởng, hoặc là những kẻ có suy nghĩ thiển cận.
Việc giải đề, ném phao, thả lỏng cho các học sinh quay cóp trong phòng thi liệu có phải là thầy cô "làm phúc",vì tình thương các em? (ảnh được cắt từ clip). |
TÔI SẴN SÀNG PHÁ RÀO KÉO BỘ TRƯỞNG LUẬN LÊN BỜ
MẸ GS. NGÔ BẢO CHÂU: "CHÂU VẪN CÒN KỲ VỌNG VÀO NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM"
MẸ GS. NGÔ BẢO CHÂU: "CHÂU VẪN CÒN KỲ VỌNG VÀO NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM"
Trong bài viết, nhiều thầy cô giáo ở Lục Nam cho rằng việc để cho học sinh quay cóp, chép lời giải… là "vì thương các em", mong muốn em nào cũng đỗ tốt nghiệp để có cái bằng. Đó là làm phúc chứ không phải sai phạm. Về vấn đề này, tôi cho rằng cần nhìn nhận hai mặt rõ ràng như thế này:
Thứ nhất, nhiều người cho rằng tâm lý chung của giáo viên đều mong muốn cho học sinh của mình đỗ tốt nghiệp nên đã “thả lỏng” quay cóp. Đó không phải là lý do, đó là biện hộ. Vậy đạo đức của người thầy ở đâu? Như thế làm sao dạy được học sinh sự trung thực, đạo làm người được? "Thương cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho bùi", các cụ ta đã dạy vậy. Câu nói ấy muôn đời vẫn đúng. Nếu thương học trò, thì hãy dồn hết tâm huyết cho việc dạy người dạy chữ, hãy quên đi những tham vọng tiền tài, vượt qua cám dỗ vật chất, xây dựng đạo đức nhà giáo thật trong sáng cho học sinh noi theo.
Và nếu lấy lý do là "thương học trò", để rồi biện minh cho hành động sai trái của mình, để các em quay cóp trong phòng thi, để học sinh nào cũng đỗ tốt nghiệp, rồi trường nào, tỉnh nào cũng tốt nghiệp 100%... thì nền giáo dục Việt Nam thật sự xuống dốc không phanh. Đó là dối trá, là đặt tình thương nhầm chỗ.
Chất lượng ngành giáo dục đã bị sự gian dối làm xuống cấp trầm trọng. Mất đi sự trung thực và công bằng thì sao tránh được việc coi cóp, gian dối?
Chất lượng ngành giáo dục đã bị sự gian dối làm xuống cấp trầm trọng. Mất đi sự trung thực và công bằng thì sao tránh được việc coi cóp, gian dối?
Còn nếu người thầy gọi đó là thương học trò thì đó là tình thương mù quáng. 12 năm học mà không qua nổi kỳ thi tốt nghiệp thì định nghĩa thế nào là “phúc”, là tình thương cho học sinh? Đó là biện bạch cho những hành vi sai phạm, tiếp tay cho tiêu cực… Nếu chính thầy cô, những người dạy đạo làm người, những nhà quản lý giáo dục mà có suy nghĩ như thế thì làm sao nâng cao được chất lượng?
Thứ hai, nếu xét về tình, các thầy cô giáo ở Lục Nam, Bắc Giang nói về kỳ thi tốt nghiệp cũng có phần đúng, hợp lý. Vì sao ư? Họ cũng chỉ là những người làm công tác coi thi ở Trường THPT Đồi Ngô, họ trở thành “con tốt” thí mạng, không thể chống lại được. Họ sẽ không to gan để dám giải đề, “ném phao” cho học sinh nếu hiệu trưởng, lãnh đạo quản lý, thanh tra làm nghiêm, làm chặt. Sự thật chỉ ra rằng, năm 2007 phong trào “Hai không” được thực hiện nghiêm túc, trường THPT Đồi Ngô chỉ có 27% đỗ tốt nghiệp. Nhưng đến năm 2008, 2009 con số ấy tăng lên gấp 3, 4 lần. Vì sao lại như thế? Chính sự quản lý thiếu trách nhiệm, yếu kém của những nhà giáo dục dẫn đến việc gian lận, sai phạm. Chính hệ thống, cơ chế của giáo dục kéo theo những hệ lụy khác. Đó là hệ quả tất yếu.
Không chỉ mình tôi thắc mắc rằng tại sao Bộ GD& ĐT không vào cuộc sát sao hơn? Sao Bộ trưởng Phạm Vũ Luận lại không quyết liệt với vấn nạn này hơn? Bộ Giáo dục giao cho Sở Giáo dục Bắc Giang, còn Sở thì chờ phía Công an…Vậy những nhà lãnh đạo có vai trò như thế nào đối với giáo viên sai phạm, với người có công chống tiêu cực?
Nói thực lòng, trong thâm tâm tôi cũng cảm thấy tiếc cho các giáo viên trường Đồi Ngô vì bị kỷ luật quá nặng. Họ chỉ là quân cờ, không hơn không kém. Người tổ chức điều hành gian lận trong thi tốt nghiệp lại bị kỷ luật nhẹ mà đúng ra thì cần phải xử lý nặng hơn. Sở Giáo dục Bắc Giang có trách nhiệm như thế nào về sai phạm ở trường THPT Đồi Ngô? Những người có trách nhiệm ở Sở này sao không hề nói một câu nào về trách nhiệm của mình? Và rồi có lẽ vụ việc này cũng “chìm dần” như bao vụ việc khác?
Tôi không trách các thầy cô giáo để cho học sinh quay cóp trong phòng thi. Tôi chỉ buồn bởi thành tích “không tưởng” là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giảng dạy của trường, nếu không có cái trò “phấn đấu” đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm sau cao hơn năm trước thì chắc không xảy ra việc chạy điểm, nộp tiền đỗ tốt nghiệp đâu. Cải tổ giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, xóa bỏ bệnh thành tích, gian lận đâu phải việc “một sớm một chiều”. Điều đó cần phải có lộ trình, cần thay đổi từ gốc… ai cũng biết vậy, nhưng thay đổi được thói quen của hàng triệu con người trên một đất nước là điều không đơn giản.ĐỪNG ĐỂ TIÊU CỰC THOÁT TỘI, NGƯỜI CHỐNG TIÊU CỰC NHẬN TỘI
NẾU TÔI LÀ BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
XEM CÔNG NGHỆ QUAY CÓP QUA 5 MÔN THI TẠI BẮC GIANG; SỐC VỚI HÌNH ẢNH GIAN LẬN Ở TRƯỜNG ĐỒI NGÔ TỪ CAMERA THỨ BA; MẸ GS NGÔ BẢO CHÂU "CHÂU VẪN CÒN KỲ VỌNG VÀO NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM"
NẾU TÔI LÀ BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
XEM CÔNG NGHỆ QUAY CÓP QUA 5 MÔN THI TẠI BẮC GIANG; SỐC VỚI HÌNH ẢNH GIAN LẬN Ở TRƯỜNG ĐỒI NGÔ TỪ CAMERA THỨ BA; MẸ GS NGÔ BẢO CHÂU "CHÂU VẪN CÒN KỲ VỌNG VÀO NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM"
ĐIỂM NÓNG |
|
Độc giả Nguyễn Tuấn Tú