(GDVN) - Muốn triệt tiêu được “bệnh thành tích”, “bệnh giả dối” trong giáo dục phải bắt đầu từ những thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy ở các nhà trường.
(GDVN) - Thầy cô chỉ dạy một môn, nhiều khi còn phải nhìn giáo án đọc cho các em viết phần bài học, sao có thể bắt học trò phải học thuộc lòng hàng chục môn một lúc?
(GDVN) - Một số cán bộ, giám thị, giám khảo được nhiều thứ (quan hệ, quyền chức, tiền bạc) từ phụ huynh “chạy” nên sẵn sàng hỗ trợ, tiếp sức, “gà” bài, nâng, sửa điểm.
(GDVN) - Bị phát hiện quay cóp khi kiểm tra học kỳ 2, một học sinh khối 8 của Trường Bình An bị đề nghị về địa phương rèn luyện hè, nhưng cuối cùng là rèn ở trường.
(GDVN) - Chỉ cần vào Internet mà gõ “danh sách sáng kiến…” thì thấy vô vàn sáng kiến hiện ra. Không biết số lượng đó là điều nên buồn hay nên vui cho ngành giáo dục.
(GDVN) - Kết quả điểm thi môn Vật lý 10 điểm nhưng môn Toán chỉ 0 điểm của thí sinh Nguyễn Sỹ Hùng, Trường THTP Tây Hiếu, Nghệ An đang đặt ra nhiều nghi vấn.
(GDVN) - Hiện nay, trong Giáo dục Đào tạo có nhiều bất cập, một số giải pháp đưa ra lại cũng bất cập, càng gây ra sự hoang mang. Vậy mà trong giới quan chức hay trong quần chúng, vẫn có người chấp nhận, bảo vệ. Chấp nhận vì ngây thơ không biết, hay là biết nhưng giả bộ ngây thơ?
(GDVN) - "Tôi không thể tiếp tục sống trong dối trá, những thầy cô không thể đánh mất mình bằng việc giáo dục học trò bằng những thành tích, điểm số “không có thật”. Tôi vẫn tâm huyết và tin ở phong trào “Hai không”, cứ thà một lần đau còn hơn sống trong dối trá…".
(GDVN) - "Thầy cô là những 'khuôn vàng, thước ngọc' của học sinh. Nếu như những người nắm giữ vai trò phổ phát, lưu truyền những giá trị văn hóa, mà còn chủ trương 'của giả' thì học trò sẽ thấy không có gì đáng tin, không còn gì thiêng liêng cả. Học trò sẽ bị ngấm tính chất gian dối ấy vào người trong chính những cách hành xử của giáo viên", PGS.TS Xã hội học Trịnh Hòa Bình chia sẻ về thói dối trá trong giáo dục.
(GDVN) - Việc người thầy nghĩ rằng hành động “thả lỏng” cho học sinh chép, gian lận, dối trá để đỗ tốt nghiệp là tình thương đặt nhầm chỗ, là mù quáng. Nếu cứ “làm phúc" như vậy thì chẳng khác gì đẩy học sinh xuống hố, và nền giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục tuột dốc.
(GDVN) - Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã từng phát biểu: Có người nói với tôi rằng, đâu chỉ có một Đồi Ngô ở Bắc Giang, mà có cả một “rừng ngô” trong cả nước. Tôi thấy cách so sánh hài hước này rất đúng. Tiêu cực trong thi cử đã ngang nhiên tồn tại. Như vậy, dù có mất công tổ chức các cuộc thi hay không thì cũng chẳng ý nghĩa gì nếu như vẫn phổ biến tình trạng học giả, thi giả như hiện nay.
(GDVN) - Nếu như quy em thí sinh S vào hành vi tiêu cực cần xử phạt thì chẳng khác nào xe cứu thương 115 luôn vi phạm luật lệ giao thông. Khi xe cứu thương chờ đèn đỏ, đi đúng làn đường trong khi xảy ra tắc đường, làm chậm quá trình cấp cứu, gây chết mạng người thì việc tuân thủ giao thông chính là một tội ác. S thấy tiêu cực mà không tố cáo mới là tội, nhưng đã tố cáo rồi thì công của em là rất lớn.
(GDVN) - Nếu chúng ta dung túng cho tiêu cực thì có nghĩa là cả xã hội cùng dắt nhau xuống hố, giáo dục còn đâu là “quốc sách hàng đầu”, nhân tài còn đâu là "nguyên khí của quốc gia" nữa.
(GDVN) - Nhiều giáo viên tỉnh Bắc Giang đang rất bức xúc khi biết tin 6 giám thị, cán bộ trường THPT DL Đồi Ngô – Lục Nam – Bắc Giang bị đuổi việc chỉ vì “thương nên ném phao thi cho học sinh”.
(GDVN) - Thế là 6 cuộc đời, vì tình thương dành cho học sinh mà có thể mất tất cả sự nghiệp. Tôi nghĩ rằng lợi lộc có chăng từ sự gian lận này cũng chẳng đến lượt họ. Hơn nữa, họ dễ dàng bị "trù dập" nếu không làm theo kế hoạch của cấp trên. Điều đó còn liên quan đến cả một hệ thống giáo dục, nếu không đoạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp thì sẽ không được khen thưởng, không được thăng chức, không được giữ chức, không được nâng lương trước thời hạn... Tất cả là vì miếng cơm manh áo trước thời cuộc khó khăn này nên họ buộc phải làm mà thôi.
(GDVN) - Với một giám thị đã dung túng cho những sai phạm nghiêm trọng trong clip nên xử phạt nghiêm minh để làm gương cho nhiều người khác. Có thế, nền giáo dục mới mong phát triển được.
(GDVN) - Thời của Tú Xương, nhà thơ đã phải thốt lên "Cái học nhà nho đã hỏng rồi”. Thế nhưng nếu được thực mục sở thị xem những hình ảnh gian lận thi cử tại Bắc Giang chắc hẳn cụ cũng phải... chào thua.
(GDVN) - Theo luật sư Nguyễn Văn Tú, nếu giáo viên, cán bộ Hội đồng thi THPT Đồi Ngô có dấu hiệu của tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể đối diện với mức án tù đến 7 năm và có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ một thời gian tối đa đến 5 năm.
(GDVN) - "Năm 2006 khi Thủ tướng có chỉ thị về “hai không” trong giáo dục thì năm thi đó có địa phương tỉ lệ đỗ rất thấp và người ta cho rằng đó là phản ánh đúng với thực chất giáo dục, nhưng vài năm sau ở các địa phương ấy tỉ lệ đỗ lại rất cao. Tôi cho rằng kỳ thi tốt nghiệp cũng không có ý nghĩa mấy nữa, hầu như chỉ là hình thức thôi".
(GDVN) - Các sỹ tử sử dùng nhiều chiêu trò tinh vi, kỹ xảo để có thể qua mắt được giám thị như dùng điện thoại, phao “ruột mèo” đút túi quần, kẹp ở tay, thậm chí là dán vào đùi, vào ngực…