Các nhà báo mổ xẻ “thành tích” và “thành tựu” trong đề văn ĐH khối C

15/07/2012 06:08
Hồ Sỹ Anh
(GDVN) - “Thành tích khác thành tựu hay không?”. Đó là một câu hỏi mở đầu cho một topic về đề văn nghị luận xã hội của khối C trên diễn đàn Nhà báo trẻ. Và hàng loạt nhà báo trẻ đã vào phân tích, đào sâu về hai chữ “thành tích” và “thành tựu”.
Cần tách bạch “thành tích” và “thành tựu”

Đề bài yêu cầu: “"kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu" anh (chị) hãy phân tích ý kiến trên?
Nhà báo có bút danh “Bút Lông” cho rằng, đây là một đề bài hay và anh đã mổ xẻ vấn đề, để phân tích và đưa ra chính kiến của mình về đề văn.
“Khá hay vì chỉ cần 600 chữ, nhưng các thầy đã đặt học trò vào một trạng thái suy luận với các kiến thức thực tế. Trong đào tạo, dạng đề này thuộc diện mở, không có đáp án cứng mà tuỳ thuộc vào các dẫn chứng, lập luận của thí sinh mà thầy cho điểm. Vì vậy, để làm được loại đề này đòi hỏi thí sinh phải có óc quan sát, chịu đọc, có nhãn quan riêng về các sự kiện thời sự xã hội xảy ra xung quanh, chứ không phải chỉ là các kiến thức kinh viện trong sách.
Do vậy không phải ngẫu nhiên mà có học trò vận dụng hình ảnh Ngô Bảo Châu với việc giành giải thưởng cao quý nhất thế giới về toán để luận bàn cho hai chữ "thành tựu" của các nhà khoa học chân chính. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà tên tuổi các nhân vật lùm xùm về quản lý kinh tế bị phát giác thời gian qua được học trò nhắc tới như những biểu hiện cơ hội, chạy theo thành tích nhưng cuối cùng lại gây hậu quả to lớn cho xã hội.
Đất nước đang bước sang giai đoạn phát triển mới, từ phát triển ồ ạt theo chiều rộng với các lợi thế khai thác tài nguyên, nhân công giá rẻ sang phát triển theo chiều sâu với giá trị chất xám cao. Trong hoàn cảnh phát triển đó rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao, mà ở đó không chỉ là những đòi hỏi về chuyên môn, kiến thức mà còn là tấm lòng, trái tim với đất nước, với sự nghiệp chung. 
Nhà báo có bút danh Bút Lông cho rằng đây là một đề tài hay.
Nhà báo có bút danh Bút Lông cho rằng đây là một đề tài hay.
Bác Hồ đã dạy "có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức thì vô dụng". Thế nhưng lời Bác dạy không phải bất cứ người có chức, có quyền nào cũng thuộc, còn không ít kẻ vung quyền hành, tiền bạc của nhân dân để mưu lợi cho riêng mình, bất chấp thiệt hại cho xã hội...
Một đề văn hay dễ tạo cảm hứng cho học trò múa bút. Một nền giáo dục tốt là tạo nên những con người chân chính chứ không phải là những kẻ cơ hội.
Còn phóng viên Anh Trâm thì cho rằng: “Thành tích là bề nổi sờ sờ ngay trước mắt, có thể lòe được thiên hạ. Cái này lấy ví dụ về các bệnh thành tích trong giáo dục, y tế, kinh tế...thì đầy rẫy. Thành tựu là một cái đích dài hơi hơn, để đạt được cần sự nỗ lực không ngừng của cá nhân mà không phải lúc nào kết quả cũng được thiên hạ công nhận ngay, có khi phải lùi một bước để tiến 2 bước, trải qua bao thăng trầm...., chỉ có thành tựu mới bền vững. Cũng cần phân biệt người biết nắm bắt thời cơ, cơ hội và kẻ cơ hội...”
Chữ “thành tích” không xấu
“Đề bài đang so sánh giữa thành tích ảo (nôn nóng tạo ra thành tích, đốt cháy giai đoạn) và thành tựu thật, được công nhận. Thành tích nó không ở ngay trước mắt mà cũng cần phải cố gắng đạt được, rồi nhiều thành tích như thế mới có cái gọi là thành tựu” – ý kiến của nhà báo có nickname muahuekhoc.
Một nhà báo trẻ khác thì cho rằng: thành tích là do nôn nóng và gắn với kẻ cơ hội, còn thành tựu đi liền với kiên nhẫn và người chân chính. Đây là một dạng ngụy biện, hoàn toàn chủ quan, không có cơ sở. Ngoài ra, xét về ngữ nghĩa, hai chữ "thành tích" và "thành tựu" là những từ Hán - Việt, vốn khó phân biệt sự giống - khác triệt để, ngay cả với những người vẫn tự cho là "kiếm ăn bằng chữ nghĩa" như các nhà báo. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên) thì "thành tựu" đại ý chỉ là đạt được "sự thành công", sau một quá trình nào đó. Trong khi đó, "thành tích" lại mang ý nghĩa tích cực hơn: "Kết quả được đánh giá tốt, do nỗ lực mà đạt được". Như vậy, để đạt được "thành tích", người ta phải nỗ lực. Đối với học sinh hay người trẻ nói chung, mang "thành tích" ra giáo dục hẳn phù hợp hơn là "thành tựu", một thứ thành công như là kết quả cần phải có (theo mong đợi). Đề thi như thế này là quá khó (cả cho người làm lẫn người chấm), vì nó không khoa học”.
Đề hay nhưng lại khó
Nhiều nhà báo cho rằng việc giải đáp đề văn kiểu thế này đòi hỏi thí sinh phải bươn chải ở thực tế thì mới hiểu hết được nghĩa của hai chữ “thành tích” và “thành tựu”, từ đó các thí sinh mới có thể lấy dẫn chứng được cụ thể và hợp lý nhất.
Nhà báo bút danh “Người buôn chữ” cho rằng: “Đề này khiến nhiều học sinh mất điểm, bởi học sinh chưa trải đời, khó định nghĩa được sự khác nhau giữa thành tích và thành tựu, đi vào lan man. Khi trực tiếp phỏng vấn 10 thí sinh thi môn này, cả 10 em đều nói em không hiểu đề nên viết theo tầm hiểu biết. Và họ không tin tưởng sẽ dành điểm ở câu này. Ra đề như kiểu thi công chức thế này đúng là đánh đố học sinh”
Một nhà báo khác cũng cho rằng: cá nhân tôi thấy đề này tưởng là gợi mở, nhưng kỳ thực mang hơi hướng đánh đố, lấy tư duy của người lớn áp đặt cho giới trẻ. Bản thân từ "thành tích" chả có gì xấu, trong xã hội ta nó mới "biến chuyển" theo chiều hướng tệ hại như thế. Gán "thành tích" là sản phẩm của "kẻ cơ hội nôn nóng", và coi "thành tựu" là sản phẩm của "người chân chính kiên nhẫn" là một sự khiên cưỡng từ người lớn...”.

ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC CỦA BỘ GIÁO DỤCTOÀN BỘ ĐÁP ÁN ĐH KHỐI B 2012 -TOÀN BỘ ĐÁP ÁN ĐH KHỐI A 2012 - TOÀN BỘ ĐÁP ÁN ĐH TOÁN, VĂN KHỐI D 2012 -TOÀN BỘ ĐÁP ÁN ĐH KHỐI C 2012 - ĐÁP ÁN ĐH CÁC MÔN NGOẠI NGỮ KHỐI D 2012

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Tải về ngay đáp án thi Đại học chính thức khối A, A1 2012

Câu chuyện xúc động về 'thần tượng' trong bài thi văn khối D

Có con là “Fan cuồng” thà đẻ ra “cái trứng để ăn” còn đáng hơn

Chùm ảnh: Muôn kiểu ngủ trưa của sĩ tử

Cô gái nhiễm chất độc da cam quyết tâm vào Đại học

Nữ Thạc sĩ xinh đẹp gây sốt cư dân mạng Trung Quốc


ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Hồ Sỹ Anh