Có giảng viên quát sinh viên: 'Anh câm miệng đi'!

16/03/2012 17:21
(GDVN) - Nhà văn Lê Hiệu rất mệt mỏi sau chuyến bay 10 tiếng từ Pháp về Việt Nam, nhưng bà vẫn đến Báo Giáo dục Việt Nam tham gia giao lưu trực tuyến toàn cầu.
- Một độc giả tên Nguyễn Văn Bắc (Nam Định) đặt câu hỏi dành cho NV Lê Hiệu: Bà có nhận xét đánh giá gì về phương pháp giảng dạy ở trường đại học Việt Nam và Pháp?
Nhà văn Lê Hiệu: Mình có may mắn được học ĐH ở Việt Nam và cả ĐH ở Pháp. Các buổi học ở ĐH Pháp vui nhộn hơn, Sinh viên có sự tự giác nhiều hơn, đa phần không điểm danh, những sinh viên tham gia rất say mê môn học. Sự say mê, phần nhiều nhờ vào cách truyền đạt của giáo viên. Giáo viên Pháp ít khi dùng giáo án, kiến thức đã có sẵn trong đầu.
Nhà văn Lê Hiệu (phải) chụp ảnh giao lưu cùng PGS Văn Như Cương (trái) và ông Bùi Ngọc Cải, Phó Tổng Biên tập Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Nhà văn Lê Hiệu (phải) chụp ảnh giao lưu cùng PGS Văn Như Cương (trái) và ông Bùi Ngọc Cải, Phó Tổng Biên tập Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.

Họ rất bực mình khi đang trong giờ học mà có sinh viên nói chuyện, họ nói thẳng với sinh viên bằng những câu khủng khiếp. Và thường thì sinh viên ít tự ái vì điều đó. Thậm chí, họ chỉ thẳng vào một học sinh nào đó đang nói chuyện riêng và nói “anh câm miệng đi”, có khi còn ném phấn thẳng vào mặt người đó.

- Độc giả Ngọc Huyền (Vĩnh Phúc) gmail: ngochuyenvp@gmail.com gửi câu hỏi đến nhà văn Lê Thị Hiệu: Thưa bà, bên Pháp, các giảng viên thường có phương pháp nào độc đáo để thu hút các sinh viên vào bài giảng?

Nhà văn Lê Hiệu: Các giảng viên bên Pháp họ có một trình độ uyên thâm, sâu rộng, họ không bám 100% vào giáo án, mà họ thường mở rộng đáp áp ra ngoài phạm vi học đường. Để thu hút sinh viên trong bài giảng chính là sự hiểu biết, kiến thức cuộc sống của họ.

Ở Pháp, tôi còn còn nhớ mãi một hình ảnh một giảng viên vào lớp hai tay đút túi không hề cầm cặp sách hay giáo án nào. Tôi cũng mới chỉ được trong một trường ĐH tại Pháp, tuy nhiên tôi thấy giảng viên thường hỏi ý kiến của sinh viên trước, sau đó tổng hợp ý kiến, sau đó mới trình bày ý kiến của họ.

Tiếp đó giảng viên tiếp tục hỏi những bạn sinh viên chưa trả lời so sánh cách hiểu của các bạn sinh viên vừa trả lời và cách hiểu của thầy. Cuối cùng kết thúc vấn đề bằng cách nhìn đúng nhất và cả lớp đồng ý.

Ở Việt Nam, tôi cũng còn nhớ một số kỷ niệm của một vài giảng viên thường bắt sinh viên làm theo cách của họ còn bên Pháp giảng viên thường để sinh viên sáng tạo nhiều hơn, môi trường học của họ rất thoải mái, năng động.

- Bạn đọc Trần Văn Thanh ở địa chỉ mail: thanhvan78@... đặt câu hỏi cho Nhà văn Lê Hiệu, bà có đánh giá gì về đoạn clip của TS Dương khiến dư luận bức xúc thời gian vừa qua?

NV Lê Thị Hiệu: Tôi thấy hơi “sốc” khi thấy một số sinh viên bất bình, có lẽ vì ở Việt Nam quen với câu: “Tiên học lễ, hẫu học văn”, có thể những câu nói của TS Dương không hợp với học sinh phổ thông nhưng đối với những học viên là doanh nhân thì bình thường. Theo tôi điều quan trọng khi đến giảng đường đại học thì các bạn sinh viên đã biết phải học cái gì và muốn học cái gì.

Bài giảng, bài học ở lớp thì nhiều nếu thầy cô làm thay đổi không khí cho sinh viên nhộn hơn, khiến sinh viên mới thu nhanh hơn thì rất hay, nhưng sinh viên nên chủ động trong việc tích lũy thông tin và nhất là tiếp thu có chọn lọc.

Sự nói năng thoải mái của giảng viên ở nước ngoài cũng rất phổ biến, nhưng áp dụng trong hoàn cảnh cụ thể, phù hợp. Ngôn ngữ được tạo ra để nói, cái hay là biết nói đúng lúc, đúng chỗ, thì tôi nghĩ như vậy. Tôi cũng thích một lần được dự một buổi học của TS Dương giảng.

- Một câu hỏi nữa dành cho Nhà Văn Lê Hiệu của bạn đọc Nguyễn Hương Giang (Cẩm Khê – Phú Thọ), bà có thể chia sẻ một vài phương pháp giảng dạy tại các trường ĐH mà bà đã từng được học và được coi là hấp dẫn ở Pháp để áp dụng tại các giảng đường tại Việt Nam không ạ?

Nhà văn Lê Hiệu: Các GS nên để cho sinh viên tự giác được ý thức của mình, họ tự giác đến trường. Và điều đó theo tôi nghĩ thì các giảng viên nên cải tiến phương pháp truyền đạt. Hãy đừng để sinh viên cảm thấy bị phải đến trường hãy thổi vào họ niềm đam mê là được đến học cái buổi học đó.

Hiện nay, rất nhiều SV Việt nam ra nước ngoài học và SV nước ngoài đến VN học tập và làm việc, các giảng viên cũng nên tham khảo nhiều hơn nữa phương pháp thú vị dạy học ở nước ngoài. Tôi không nghĩ phải áp dụng 100%, nhưng cũng cần hội nhập có chọn lọc.