Đứa con tội nghiệp với những trận đòn roi kinh hoàng từ cha

13/07/2011 07:30
(GDVN) - Đòn roi nuôi em khôn lớn, M. trở thành một thiếu nữ. Vẻ đẹp của một cô gái đất mỏ đã khiến cho bao kẻ muốn làm chỗ dựa cho em.

(GDVN) - Đã có lúc M. ước “giá như cha đừng đánh con, giá cha biết yêu thương các con của mình hơn thì có lẽ cuộc đời của con đã khác rất nhiều”.

{iarelatednews articleid='4003'}

Mẹ mất, cha hành hạ

Câu chuyện của một trường hợp đứa con gái bị chính cha mình bạo hành dẫn đến những tháng ngày loạn lạc rồi đến thác loạn của em không đến hồi kết. Trường hợp của em M. (Quảng Ninh) được các chuyên gia tư vấn tại Trung tâm phụ nữ và phát triển, Liên hiệp hội Phụ nữ Việt Nam nhớ nhất. Em M. như một nỗi đau điển hình của một mái ấm gia đình không trọn vẹn.

Từ nhỏ M. chịu nỗi đau mất mẹ. Từ ngày mẹ em qua đời, cha em không cho em gặp gỡ với ai bên gia đình nhà mẹ em. Tuổi thơ của em mất đi một nửa tình thương. Từ ngày mất mẹ, bố em sinh ra nghiện ngập rượu chè. Cứ mỗi khi uống rượu say về ông ấy lại hành hạ em. Những trận đòn roi không bao giờ ngớt.

Hứng chịu những trận đòn roi từ cha khiến em trở nên lầm lì, bất cần
Hứng chịu những trận đòn roi từ cha khiến
em trở nên lầm lì, bất cần


Người ta lớn lên bằng cơm, bằng gạo còn M. lớn lên bằng những trận đòn của cha. Đã có lúc M tự hỏi “mình có phải là con của cha không mà sao cha nhẫn tâm với em vậy? là cha đẻ mà tại sao cha lại bỏ đói con?...

Đòn roi nuôi em khôn lớn, M. trở thành một thiếu nữ. Vẻ đẹp của một cô gái đất mỏ đã khiến cho bao kẻ muốn làm chỗ dựa cho em. Năm 15 tuổi, em bỏ nhà ra đi với mong muốn tìm cho mình một cuộc sống khá hơn. M. đã gặp một người đàn ông và em bắt đầu yêu. Đôi bàn tay ấy đã cứu vớt em khỏi những tháng ngày bị cha hành hạ.

Nhưng ở đời, không mấy ai đoán được chữ ngờ. Năm đó, người đàn ông này đã bán M. sang Trung Quốc. Ở bên đất khách, em trở thành một gái phục vụ. Mỗi ngày em không nhớ nổi mình đã tiếp bao nhiêu khách. Những trận đòn roi của cha đã tạo cho em sự lì lợm. Em không sợ phải tiếp khách, em không sợ bị đánh em vẫn hi vọng ngày mai cuộc đời mình sẽ khác.

Cha không chấp nhận cho em làm lại cuộc đời

Cuộc sống tủi nhục bên xứ người của em kết thúc từ khi em gặp một người đàn ông Việt Nam. Anh ta đã dùng tiền của mình để chuộc M. ra khỏi động quỷ và đưa em trở về Quảng Ninh. M. không biết phải cảm ơn hay trách móc người đàn ông này vì từ đây bi kịch mới lại đến với em. Cha M. biết con mình bị bán sang Trung Quốc đã đánh M. thậm tệ. Ông cho rằng mình không thể chấp nhận được sự ô nhục mà cô con gái mang đến.

Những trận đòn roi giống như trong quá khứ lại quay về hiện hữu từng ngày, từng giờ trong căn nhà tềnh toàng của gia đình M. Lần này, M không dám nghĩ mình có thể làm lại cuộc sống thêm một lần nữa. Căn phẫn trong lòng M. mỗi lúc một dâng cao.

Cuộc sống vất vả, người đời hắt hủi đã đẩy M. vào con đường bán dâm. M. lao vào cờ bạc, trai gái thâu đêm, suốt sáng. Cũng là một người phụ nữ, M. thèm khát một tình yêu nhưng bất cứ ai đến với em rồi lại quay lưng bỏ đi.

Em muốn tìm đến cái chết nhưng dường như cuộc sống bất hạnh vẫn chưa chán em nên em phải sống. M. cảm thấy u uất, đã có lúc em mơ chính tay mình cầm dao giết chết cha – người mang bất hạnh đến cho cuộc đời của em…

Qua tìm hiểu, M. đến với dự án Ngôi nhà bình yên của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, ở đây M. được các tư vấn viên lắng nghe em nói, M. có thể chia sẻ những bất hạnh trong cuộc đời. Cô biết chỉ ở trong ngôi nhà này M. mới thực sự được tin tưởng, được khóc thoải mái được quyền ước mơ.

Một cô gái còn quá trẻ đã phải vượt qua bao nhiêu cạm bẫy của cuộc đời, em vẫn luôn hi vọng ngày mai em sẽ được sống khác. M. cài nhạc chuông điện thoại của em là bài hát “Đứa bé” với lời “Em mơ một vì sao sáng, dẫn lỗi em trên đường đời, dẫu biết rằng chỉ là giấc mơ. Đã lâu rồi, em đã không có tình thương…” Lời bài hát như nhói vào trái tim của những người ở ngôi nhà tạm lánh này. Những con người hiểu những sóng gió của cuộc đời em.

Lan Chi