Khó tìm được Hiệu trưởng cho Trường Thụ Lộc

05/10/2017 06:51
Bài, ảnh: LÊ VĂN VỴ
(GDVN) - Những lùm xùm xung quanh Hiệu trưởng Trường Mầm non Thụ Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh không phải bây giờ mới có mà đã nhiều lần xảy ra.

Liên quan đến vụ việc phụ huynh đến trường đòi tiền Hiệu trưởng tại Trường Mầm non Thụ Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, cô Phan Thị Cẩm cho biết:

Nếu sắp tới, Phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo, Tổ thanh tra, Ủy ban nhân dân huyện Lộc Hà giải quyết vấn đề liên quan đến thu, chi tài chính của cô Hoàng Thị Thành (Hiệu trưởng Trường Mầm non Thụ Lộc) chậm trễ và thiếu minh bạch, tôi và phụ huynh sẽ tiếp tục làm đơn khiếu kiện lên Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chúng tôi đã trực tiếp có cuộc gặp mặt với lãnh đạo xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà.

Ông Phan Văn Thắm - Bí thư Đảng ủy cho biết những chuyện lùm xùm xung quanh cô Thành – Hiệu trưởng không phải bây giờ mà đã nhiều lần, lãnh đạo xã đã vào cuộc “nhưng xử lý thế nào không thuộc thẩm quyền cấp xã”.

Cổng trường khóa ngoài
Cổng trường khóa ngoài

Lần thứ nhất vào khoảng tháng 9 năm 2016, sau vụ việc đốn hạ 59 cây trong vườn trường, đích thân tôi chủ trì đã xử lý nộp phạt và cuối năm đó, khi xét duyệt đảng viên cô Thành từ đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, Đảng ủy đã xếp không hoàn thành nhiệm vụ.

Lần 2 vào khoảng tháng 2 năm 2017, Đảng ủy do tôi chủ trì lại làm việc với trường xung quanh chuyện đoàn kết nội bộ.

Lần 3 sau những khiếu kiện về chi tiêu tài chính mà cụ thể là có đơn thư của chị Phan Thị Cẩm (thôn Đông Châu, xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà) và phụ huynh về những khoản thu chi không minh bạch, chúng tôi đã tiếp tục làm việc.

Nhưng Đảng ủy và Ủy ban xã chỉ phụ trách Chi bộ và chịu trách nhiệm về cơ sở vật chất nhà trường còn chuyên môn và con người trực thuộc phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện nên vừa qua, chúng tôi đã có Tờ trình số 43 ngày 25/9/2017 gửi Ủy ban nhân dân, Phòng nội vụ, Phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lộc Hà thuyên chuyển cô Hoàng Thị Thành và một số giáo viên nhằm sớm ổn định tình hình nhà trường đảm bảo quyền lợi học tập cho con em nhân dân”, ông Thắm - Bí thư Đảng ủy xã Phù Lưu trao đổi.

Tở trình đề nghị thuyên chuyển Hiệu trưởng và một số giáo viênTrường Mầm non Thụ Lộc.
Tở trình đề nghị thuyên chuyển Hiệu trưởng và một số giáo viênTrường Mầm non Thụ Lộc.

Ông Lê Quang Huệ - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lộc Hà cho biết tuần vừa qua, tổ thanh tra do Ủy ban nhân dân huyện Lộc Hà đã thành lập đã trực tiếp điều tra theo đơn thư khiếu kiện của công dân:

Chúng tôi đang cho điều tra, khi có kết quả sẽ tùy theo mức độ xử lý khách quan, công minh và nghiêm túc”.

Ông Huệ cũng chia sẻ rằng do trước năm học mới không giải quyết dứt điểm nên tình hình kéo dài, phức tạp:

Khó tìm được Hiệu trưởng cho Trường Thụ Lộc ảnh 3

Nơi tôi làm việc, người ta cật lực thi nhau “chạy lên chức”

Chúng tôi đã làm công tác tư tưởng, nhưng chưa có Hiệu trưởng nào sẵn sàng về Trường Mầm non Thụ Lộc, thậm chí có phương án đề bạt Phó Hiệu trưởng lên Hiệu trưởng nhưng họ cũng đang còn ái ngại.

Nói như vậy, không phải là không điều động được, nhưng cái cơ bản là sắp tới (ngày gần đây) khi có kết quả thanh tra, chúng tôi sẽ xử lý dứt điểm không để tình trạng này kéo dài”.

Trong lúc chờ giải quyết vụ việc, tình hình nhà trường tiếp tục bất ổn. Giáo viên, công nhân viên lo lắng. Phụ huynh ngao ngán, không còn niềm tin ở Hiệu trưởng.

Gần đây Hiệu trưởng cho bảo vệ khóa cổng ngoài. Nhà trường tiếp tục nợ để tổ chức bán trú cho học sinh.       

Thông tin được xác nhận từ chị Lê Thị Hảo (thôn Bắc Sơn, xã Phù Lưu).

Chị Hảo cho biết đã nhập gạo cho trường 2 lần. Lần một: 196 kg; lần hai: 168 kg.

Tôi đã ký hợp đồng cung cấp gạo với Hiệu trưởng. Ngày 03/10/2017, tôi ra trường lấy tiền nhưng chưa có, nhà trường đang khất nợ”, chị Hảo nói.

Chị Lê Thị Hảo, người bán người bán nợ gạo cho nhà trường
Chị Lê Thị Hảo, người bán người bán nợ gạo cho nhà trường

Ngoài ký nợ gạo, nhà trường còn phải tiếp tục nợ thịt (nợ thịt lợn với anh Chín (thôn Thanh Hòa); thịt bê với chị Hằng (thôn Thanh Hòa) thịt gà với anh Võ Tá Hữu (thôn Thanh Hòa) và các nguồn thực phẩm khác để tổ chức ăn bán trú cho khoảng 260 em học sinh.

Được biết, tiền dư thừa thu từ phụ huynh học sinh lớp 2,3,4 tuổi năm học 2016-2017, cô Hiệu trưởng Hoàng Thị Thành chỉ đạo chuyển sang tiền ăn bán trú năm học 2017-2018, nhưng tiền đó đã chi tiêu không còn trong quỹ, nên khoản ký nợ chưa biết lấy nguồn từ đâu.

Một thành viên Ban giám hiệu cho hay: “Nếu họ không cho nợ, thì học sinh phải nghỉ bán trú, chứ không còn cách khác”.

Bài, ảnh: LÊ VĂN VỴ