Lời khuyên lạ: Không nên trở thành bạn của con mình

26/05/2014 06:13
Thu Ngà (Theo Empowering Parents)
(GDVN)- Sự thật là, nếu việc trở thành bạn của con đủ để nuôi dạy con thành công, tất cả các bậc cha mẹ có thể sẽ làm theo cách đó.
Nhưng thực ra công việc của cha mẹ còn phức tạp hơn như thế. Những đứa trẻ thực sự khao khát ranh giới, giới hạn, đồng thời chúng cần một vài sự phân biệt về sức khỏe khi đi qua tuổi vị thành niên và phát triển thành người lớn.

Không chia sẻ điều quá khó khăn với con

Vai trò của cha mẹ là giảng dạy, huấn luyện và đưa ra những hậu quả, hình phạt phù hợp khi con mình mắc lỗi. Nếu cha mẹ rơi vào vai trò của một người bạn, chúng ta sẽ không thể thiết lập được giới hạn và quy định về những hành vi không phù hợp cho con mình.

Cha mẹ không nên chia sẻ điều quá khó khăn với con cái
Cha mẹ không nên chia sẻ điều quá khó khăn với con cái

Nhiều người đã nhận thấy rằng rất nhiều phụ huynh đang cố gắng để trở thành bạn bè của con, có nhiều nhượng bộ cho đứa trẻ, bởi vì họ muốn trở thành phụ huynh “dễ chịu”, mềm mỏng với con cái mình. 

Đôi khi đó đơn giản là vì các bậc cha mẹ đã kiệt sức vì công việc, trong việc chăm lo cho gia đình hay cố gắng để nuôi dạy con mình một cách tốt nhất có thể.

Làm một người bạn sẽ dễ dàng và thoải mái hơn làm một người mẹ. Tuy nhiên cần hiểu rằng nếu điều đó cứ tiếp tục, nó sẽ tạo ra vấn đề nghiêm trọng. Một ranh giới mong manh được tạo ra và khó khăn sẽ đến với con bạn trong mối quan hệ với những người lớn khác.

Đôi khi, việc coi con cái mình như người bạn sẽ khiến bạn đối xử với chúng một cách đồng đẳng, chứ không phải một đứa trẻ. Kết quả là mức độ tôn trọng bạn và những người lớn khác của đứa trẻ sẽ giảm đáng kể. 

Điều này thực sự không công bằng với trẻ em. Khi lớn lên, chúng cần học cách nhận biết vị trí của mình trong thế giới này, và chúng ta cần cho trẻ thời gian để chúng phát triển tuần tự theo từng giai đoạn. Việc đối xử với con cái mình như người bạn sẽ không cho phép chúng là những đứa trẻ trong thời gian dài.

Với tư cách một người bạn của con mình, đôi khi bạn chia sẻ “vượt giới hạn” với con về mọi thứ, bao gồm cả những câu chuyện về khó khăn của người lớn hay những vấn đề phức tạp. Điều này rất nguy hiểm bởi nó khiến con bạn có cảm giác bạn là người dễ tổn thương và cần chúng để trở lên mạnh mẽ. 

Chia sẻ với trẻ những điều phức tạp là không công bằng bởi sẽ là quá khó khăn để chúng giải quyết những vấn đề đó.

Thay vào đó, cha mẹ có thể giúp con cái mình giải quyết những khó khăn của chúng để trẻ thấy rằng chúng ta ở đây như một người lớn, có bản lĩnh và trách nhiệm. 

Cần hiểu rằng bạn có thể làm mất đi sự tôn trọng của con nếu cứ mãi chia sẻ những điểm yếu của mình hoặc tỏ ra không thể xử lí những vấn đề của bạn. 

"Tôi rất hiểu điều này bởi trước đây, mẹ tôi cũng từng chia sẻ quá nhiều. Bà lo lắng về việc để mất tình cảm của cha tôi, và tâm sự tất cả những nỗi sợ hãi của mình về mối quan hệ đó với tôi. Từ khi còn nhỏ, tôi đã biết bà thật yếu đuối và tôi trở thành người chăm sóc cho bà" tác giả chia sẻ kinh nghiệm.

Sự thật là trẻ em không nên biết những vấn đề khó khăn của cha mẹ. Nếu con cái vô tình nghe được những cuộc cãi vã của bạn, hãy nói rằng: “Bố mẹ xin lỗi, điều này không dành cho con. Bố mẹ đảm bảo rằng sẽ không để chuyện này xảy ra lần nữa”. 

Nếu bạn đang trải qua những khó khăn về tài chính, bạn có thể nói: “Bố mẹ không muốn con gánh nặng về điều này, bố mẹ đang làm những gì tốt nhất trong gia đình của chúng ta”.

Chấm dứt việc chia sẻ vượt giới hạn bằng cách nào?

Nếu đã chia sẻ quá nhiều điều với con bạn, hãy nói: “Lẽ ra bố mẹ không nên nói những điều đó với con, bố mẹ đã đặt quá nhiều vào con và giờ sẽ không làm thế nữa”. Bằng việc thiết lập những giới hạn cần thiết, bạn bắt đầu thay đổi mối quan hệ với con. 

Khi con cái bạn trải qua các giai đoạn phát triển, chúng cần được tách biệt với cha mẹ để phát triển theo cá tính của mình...
Khi con cái bạn trải qua các giai đoạn phát triển, chúng cần được tách biệt với cha mẹ để phát triển theo cá tính của mình...

Có thể lúc đầu con bạn không thích điều đó, thậm chí chúng có thể chống lại trong một thời gian, nhưng cuối cùng, đó chính là điều tốt nhất dành cho trẻ. Về lâu dài, trẻ sẽ đánh giá cao những gì bạn nói.

Cha mẹ phải là người hướng dẫn-không phải bạn bè.

Khi đối xử với con như một người bạn, nói với con rằng sức mạnh của cả hai là ngang nhau, điều này sẽ làm bạn giảm khả năng chịu trách nhiệm với con, bạn cũng không thể thiết lập giới hạn và hậu quả khi đứa trẻ có hành vi xấu.

Liệu bạn sẽ làm gì nếu chúng nói rằng chúng đã gây ra hậu quả nghiêm trọng và chúng không mong đợi “người bạn” của mình sẽ là một huấn luyện viên điều chỉnh lại hành vi hoặc thiết lập giới hạn cho chúng?

Điểm mấu chốt là nếu bạn hành động như người bạn của con mình, bọn trẻ sẽ không cho đó là nghiêm túc.

Tầm quan trọng của sự phân hoạch và tách biệt. Thực tế khi con cái bạn trải qua các giai đoạn phát triển, chúng cần được tách biệt với cha mẹ để phát triển theo cá tính của mình. Điều cần làm là hãy đẩy trẻ ra xa một chút để chúng trưởng thành và phát triển ý thức riêng về tất cả những gì xung quanh.

Là cha mẹ, chúng ta phải chấp nhận rằng những đứa trẻ của họ đang phấn đấu để trở thành những cá thể riêng biệt. Nếu cha mẹ và con có một tình bạn nhiều hơn là mối quan hệ cha-con, chúng sẽ khó thực hiện điều này.

Điều đó có nghĩa chúng ta không nên đi chơi cùng bọn trẻ?

Tất nhiên, dành thời gian với con cái và vui chơi cùng nhau là điều nên làm. Hãy cố gắng dành những cử chỉ và hành động thân thiện đối với trẻ bởi trên thực tế, việc tạo ra những khoảnh khắc yêu thương là vô cùng quan trọng. 

Thu Ngà (Theo Empowering Parents)