Những gương mặt ám ảnh đến quặn lòng ở Suối Giàng

04/10/2011 07:00
Bùi Hải
(GDVN) - Ai đã từng khóc khi đọc bài viết của Trần Đăng Tuấn về ước mơ mỗi bữa có 1 miếng thịt của HS Suối Giàng, chắc chắn sẽ xót xa thêm một lần nữa...
Các thành viên Đoàn công tác của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam mang tiền và hàng lên Suối Giàng chắp cánh cho ước mơ “mỗi ngày một bữa thịt” của các em học sinh, đã biến thành những thợ đẩy xe bất đắc dĩ trên đoạn đường đang làm.
Các thành viên Đoàn công tác của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam mang tiền và hàng lên Suối Giàng chắp cánh cho ước mơ “mỗi ngày một bữa thịt” của các em học sinh, đã biến thành những thợ đẩy xe bất đắc dĩ trên đoạn đường đang làm.
Một thành viên trong đoàn xung phong làm “cảnh sát giao thông” điều hành đoàn xe đi qua bãi đá.
Một thành viên trong đoàn xung phong làm “cảnh sát giao thông” điều hành đoàn xe đi qua bãi đá.
Một chàng trai người H’Mông nhăn mặt ái ngại nhìn các phóng viên và nhà hảo tâm hò dô ta đẩy xe. Bên cạnh anh là Hoa hậu Ngọc Hân đang chăm chú theo dõi công việc lạ lùng này.
Một chàng trai người H’Mông nhăn mặt ái ngại nhìn các phóng viên và nhà hảo tâm hò dô ta đẩy xe. Bên cạnh anh là Hoa hậu Ngọc Hân đang chăm chú theo dõi công việc lạ lùng này.
Ngọc Hân cười rõ tươi khi từng chiếc ô tô vượt qua chướng ngại vật ngay trước cửa ngõ Suối Giàng.
Ngọc Hân cười rõ tươi khi từng chiếc ô tô vượt qua chướng ngại vật ngay trước cửa ngõ Suối Giàng.
Cuối cùng đoàn xe lại tiếp tục hành trình. Qua cửa kính ô tô, Suối Giàng hiện lên mờ ảo trong sương, mây. Nhưng với 17 bức ảnh dưới đây, chắc sẽ khiến nhiều độc giả quặn lòng về một cuộc sống không mơ mộng như mây khói.
Cuối cùng đoàn xe lại tiếp tục hành trình. Qua cửa kính ô tô, Suối Giàng hiện lên mờ ảo trong sương, mây. Nhưng với 17 bức ảnh dưới đây, chắc sẽ khiến nhiều độc giả quặn lòng về một cuộc sống không mơ mộng như mây khói.
Những đứa trẻ này, rất thích được sờ mó kỹ càng những chiếc ô tô, bởi đơn giản là chúng chưa bao giờ được ngồi lên “cỗ xe biết đi đó”. Hàng ngày, nhiều học sinh lớp 1 đến lớp 9, phải cuốc bộ từ 3 đến 5km đường đèo dốc đến trường.
Những đứa trẻ này, rất thích được sờ mó kỹ càng những chiếc ô tô, bởi đơn giản là chúng chưa bao giờ được ngồi lên “cỗ xe biết đi đó”. Hàng ngày, nhiều học sinh lớp 1 đến lớp 9, phải cuốc bộ từ 3 đến 5km đường đèo dốc đến trường.
Gương mặt của cô bé học sinh tiểu học này, trông già dặn, ưu tư như người đã trưởng thành. Khi mở kho ảnh chụp ở Suối Giàng, tôi đã giật mình vì thấy trong khuôn hình của mình, rất nhiều gương mặt trẻ con già đanh, khắc khổ như thế!
Gương mặt của cô bé học sinh tiểu học này, trông già dặn, ưu tư như người đã trưởng thành. Khi mở kho ảnh chụp ở Suối Giàng, tôi đã giật mình vì thấy trong khuôn hình của mình, rất nhiều gương mặt trẻ con già đanh, khắc khổ như thế!
Rồi cô bé này nữa, khuôn mặt đăm chiêu đó như đặt nhầm vào thân hình bé nhỏ của một học sinh 9 tuổi.
Rồi cô bé này nữa, khuôn mặt đăm chiêu đó như đặt nhầm vào thân hình bé nhỏ của một học sinh 9 tuổi.
Cả cô bé này cũng vậy, không cố ý, nhưng cũng không giấu được nỗi buồn trên gương mặt.
Cả cô bé này cũng vậy, không cố ý, nhưng cũng không giấu được nỗi buồn trên gương mặt.
Nhìn những đôi mắt này ưu tư này, thật khó mà biết bao giờ mới ánh lên những tia rạng rỡ.
Nhìn những đôi mắt này ưu tư này, thật khó mà biết bao giờ mới ánh lên những tia rạng rỡ.
Suốt hành trình, tôi cứ tự hỏi: Tại sao một ngày vui như thế này? Được nhiều quà như thế này? Được ăn ngon như thế này? mà gương mặt các em vẫn chất chứa một nỗi buồn sâu thẳm. Nỗi buồn như đã mặc định. Cuộc sống với quá nhiều khốn khó đã không thể làm gương mặt các em rạng rỡ lên đôi chút.
Suốt hành trình, tôi cứ tự hỏi: Tại sao một ngày vui như thế này? Được nhiều quà như thế này? Được ăn ngon như thế này? mà gương mặt các em vẫn chất chứa một nỗi buồn sâu thẳm. Nỗi buồn như đã mặc định. Cuộc sống với quá nhiều khốn khó đã không thể làm gương mặt các em rạng rỡ lên đôi chút.
Được Hoa hậu Ngọc Hân hỏi han ân cần mà gương mặt hai em bé này vẫn buồn rười rượi.
Được Hoa hậu Ngọc Hân hỏi han ân cần mà gương mặt hai em bé này vẫn buồn rười rượi.
Rất khó có thể tìm thấy một gương mặt buồn bã đến dường này trong một ngôi trường ở thành thị, nhất là trong một ngày nhiều niềm vui như hôm nay. Trong khi các bạn ra nhận quà của Đoàn công tác, thì bé gái này vẫn ngồi một mình trong lớp.
Rất khó có thể tìm thấy một gương mặt buồn bã đến dường này trong một ngôi trường ở thành thị, nhất là trong một ngày nhiều niềm vui như hôm nay. Trong khi các bạn ra nhận quà của Đoàn công tác, thì bé gái này vẫn ngồi một mình trong lớp.
Một tuần trước, sau chuyến đi, ông Trần Đăng Tuấn đã gửi 9.000.000đ lên, nhờ vậy mà mỗi tuần học sinh có vài bữa thịt (mỗi em được 3 miếng thịt mỡ). Hôm nay, 10 kg thịt, giò, chả được Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nấu sẵn mang lên, đã được các em ăn hết veo sau 20 phút.
Một tuần trước, sau chuyến đi, ông Trần Đăng Tuấn đã gửi 9.000.000đ lên, nhờ vậy mà mỗi tuần học sinh có vài bữa thịt (mỗi em được 3 miếng thịt mỡ). Hôm nay, 10 kg thịt, giò, chả được Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nấu sẵn mang lên, đã được các em ăn hết veo sau 20 phút.
“Trâu thể. Trâu thể (nghĩa là ăn no – tiếng H’Mông). Chưa bao giờ cháu được ăn no và ngon như hôm nay, vì cháu được ăn những 10 miếng thịt” – các cô bé cậu bé này đã nói như vậy sau bữa ăn.
“Trâu thể. Trâu thể (nghĩa là ăn no – tiếng H’Mông). Chưa bao giờ cháu được ăn no và ngon như hôm nay, vì cháu được ăn những 10 miếng thịt” – các cô bé cậu bé này đã nói như vậy sau bữa ăn.
Cô bé này chỉ dám cắn nửa miếng thịt. Dù hôm nay nhiều thức ăn, nhưng những đồ ăn “quý giá như thế này” phải cắn từng miếng nhỏ - chắc hẳn cô bé đang nghĩ vậy.
Cô bé này chỉ dám cắn nửa miếng thịt. Dù hôm nay nhiều thức ăn, nhưng những đồ ăn “quý giá như thế này” phải cắn từng miếng nhỏ - chắc hẳn cô bé đang nghĩ vậy.
“Giá bữa nào cũng có giò, có thịt, dù chỉ là 1 miếng…”
“Giá bữa nào cũng có giò, có thịt, dù chỉ là 1 miếng…”
Vẫn biết, đưa máy lên chụp những cảnh này, có thể hơi bất nhẫn với các em học sinh, nhưng chúng tôi vẫn quyết định đăng tải, vì muốn gửi đi một thông điệp quan trọng hơn: Tình cảnh của các em gợi nhớ câu chuyện đau lòng “Một bữa no” của nhà văn Nam Cao. Bao giờ các em học sinh ở những vùng nghèo khó mới thôi ước mơ được ăn một miếng thịt mỗi bữa cơm? Những tấm ảnh này bao giờ mới lay động được tình tương thân tương ái của bao người khác trong xã hội?
Vẫn biết, đưa máy lên chụp những cảnh này, có thể hơi bất nhẫn với các em học sinh, nhưng chúng tôi vẫn quyết định đăng tải, vì muốn gửi đi một thông điệp quan trọng hơn: Tình cảnh của các em gợi nhớ câu chuyện đau lòng “Một bữa no” của nhà văn Nam Cao. Bao giờ các em học sinh ở những vùng nghèo khó mới thôi ước mơ được ăn một miếng thịt mỗi bữa cơm? Những tấm ảnh này bao giờ mới lay động được tình tương thân tương ái của bao người khác trong xã hội?
Bao nhiêu năm nay, cái bếp này chỉ có 2 cái ấm đun nước, 2 cái nồi, bởi vì mỗi bữa ăn của các em chỉ có cơm và 1 món ăn đó là canh suông, thì cần gì nhiều nồi. Có những học sinh chỉ được bố mẹ cho 5.000đ tiền ăn trong 1 tuần, nhưng như thế vẫn còn hơn một số điểm trường trong huyện, các em chỉ có gạo mang đi. Không có tiền mua thức ăn, các em phải hái rau, măng rừng làm canh “không người lái”: Không mỡ, không mì chính.
Bao nhiêu năm nay, cái bếp này chỉ có 2 cái ấm đun nước, 2 cái nồi, bởi vì mỗi bữa ăn của các em chỉ có cơm và 1 món ăn đó là canh suông, thì cần gì nhiều nồi. Có những học sinh chỉ được bố mẹ cho 5.000đ tiền ăn trong 1 tuần, nhưng như thế vẫn còn hơn một số điểm trường trong huyện, các em chỉ có gạo mang đi. Không có tiền mua thức ăn, các em phải hái rau, măng rừng làm canh “không người lái”: Không mỡ, không mì chính.
Một cô giáo nhắn nhủ rằng: “Nhà báo chụp đi, tôi muốn ông Trần Đăng Tuấn xem thêm những tấm hình này, để hành trình nâng bước đến trường của ông và Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ còn dài mãi
Một cô giáo nhắn nhủ rằng: “Nhà báo chụp đi, tôi muốn ông Trần Đăng Tuấn xem thêm những tấm hình này, để hành trình nâng bước đến trường của ông và Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ còn dài mãi
Nhìn bức ảnh đã trở nên hiện tượng bình thường ở các thành phố lớn này: Phụ huynh đưa con đi học bằng xế hộp bạc tỉ, liệu bao nhiêu người trong chúng ta xót xa nhớ đến cái nồi canh suông – thức ăn duy nhất của biết bao “mầm non đất nước” - ở nơi miền cao heo hút Suối Giàng? Ảnh: Phạm Thịnh
Nhìn bức ảnh đã trở nên hiện tượng bình thường ở các thành phố lớn này: Phụ huynh đưa con đi học bằng xế hộp bạc tỉ, liệu bao nhiêu người trong chúng ta xót xa nhớ đến cái nồi canh suông – thức ăn duy nhất của biết bao “mầm non đất nước” - ở nơi miền cao heo hút Suối Giàng? Ảnh: Phạm Thịnh
Bùi Hải