Sửa đổi đáp án Đại học môn Lịch sử: Chỉnh nhưng chưa chuẩn

16/07/2012 06:56
Hạnh Đức
(GDVN) - Các bậc cổ nhân đã dạy không quá tam ba bận, dẫu biết rằng sẽ khó để Bộ sửa đổi (chứ không thay đổi) đáp án môn Sử một lần nữa. Nhưng, vì quyền lợi của học trò trong thi cử, vì bản thân môn Sử cũng là một môn khoa học, những giáo viên môn Sử chúng tôi vẫn muốn trao đổi, góp ý đôi điều với thiện chí xây dựng với Bộ GD&ĐT. Rất mong Bộ tiếp thu tiếng nói của công luận, dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật và sớm trả lời trước công luận.

Trưa ngày 15/7/2012, Ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT đã ra thông báo sửa đổi đáp án môn Lịch sử kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ đợt 2 và đề nghị các trường sử dụng đáp án và phiếu chấm.

Trước tiên, với tư cách là những giáo viên môn Sử đang giảng dạy và bồi dưỡng học sinh ôn thi đại học nhiều năm ở bậc THPT, chúng tôi ghi nhận sự chuyển biến kịp thời (sau khi kết thúc đợt thi 5 ngày) và thiện chí của Bộ, đã lắng nghe những ý kiến trao đổi, góp ý của các chuyên gia, giảng viên đại học, các giáo viên bậc THPT và công luận.

Chúng tôi cho rằng, việc ra đề thi và đáp án cho kỳ thi tuyển sinh vào đại học là nhiệm vụ khó khăn và nhiều áp lực. Sơ suất, thiếu sót có thể xảy ra trong quy trình làm và in ấn. Vấn đề quan trọng nhất là chúng ta phải nhận ra sai như thế nào, câu nào, ý nào và mức độ như thế nào? Thiếu hay thừa, sai sót ở nội dung kiến thức hay cách cho điểm?

Thứ hai, Bộ đã sửa đổi đáp án nhưng chưa trọng tâm, chưa triệt để. Đọc kỹ đáp án lần 2 (đã sửa đổi, mặc dù không rõ vì lý do gì mà Bộ không thể hiện thêm cụm từ “đã có sự điều chỉnh” hay “đã sửa đổi” trên văn bản của đáp án lần 2?) so với đáp án lần 1, chúng tôi xin được trao đổi và góp ý với Bộ GD&ĐT đôi điều như sau.

Đáp án thi ĐH môn Sử trước khi chỉnh sửa
Đáp án thi ĐH môn Sử trước khi chỉnh sửa
Đáp án thi ĐH môn Sử sau khi chỉnh sửa
Đáp án thi ĐH môn Sử sau khi chỉnh sửa

Thứ nhất, phần đã sửa đổi, bổ sung trong đáp án

Câu 4a về “ Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kỳ Chiến tranh lạnh”.

Trong giai đoạn từ 1952 đến năm 1973, Bộ đã bỏ ý thứ 2 là “Tuy vậy phong trào nhân dân Nhật Bản chống Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật lên cao, phong trào chống chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam và các cuộc đấu tranh theo mùa… luôn diễn ra mạnh mẽ.” ( 0,5 điểm) bằng cách tách ý thứ nhất thành 2 ý  nhưng vẫn không làm mất điểm của thí sinh là đúng.

Trong giai đoạn từ 1973 đến năm 1989, thay vì không điều chỉnh mốc thời gian Chiến tranh lạnh chỉ thực sự kết thúc vào năm 1991, Bộ đã bỏ Học thuyết Kaiphu (1991) mà chỉ nêu Học thuyết Phucưđa (1977) là sự điều chỉnh hợp lý.

Câu 4b là “Từ năm 1950 đến năm 2000, vị thế ngày càng nâng cao trên trường quốc tế của Ấn Độ được thể hiện như thế nào trên lĩnh vực kinh tế, khoa học-kỹ thuật và chính sách đối ngoại ? ” .

Theo thông báo của Bộ thì chỉ sửa câu 4a nhưng trong đáp án lần 2 lại có sự sửa đổi cả câu 4b về chính sách đối ngoại ở ý thứ 2, dù chỉ thêm 2 từ “tóm lại ”. Theo chúng tôi, cách sửa đổi kiểu như thế này vẫn không chuẩn. Cách trình bày ý này về mặt kiến thức là sự khái quát lại những thành tựu nhưng trong hình thức trình bày của đáp án lần 2 vẫn năm trong phạm vi của ý “về chính sách đối ngoại”.Ý này vẫn thừa, rất lộn xộn và rất nhiều thí sinh mất 0,5 điểm vì ý này.

Thứ hai, phần chưa sửa đổi

Theo sự tìm hiểu và khảo sát của nhiều thí sinh sau khi là bài môn Sử, câu 1 (2,0 điểm): “Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?” là câu hỏi mà nhiều thí sinh, kể cả những thí sinh có thực lực khá giỏi bất ngờ nhất khi xem lại đáp án (lần 1) của Bộ. Rất nhiều em sẽ bị mất từ 1,0 điểm đến 1,5 điểm cho câu này.

Theo chúng tôi, đáp án của câu này là rất bất ổn bởi cách chia thang điểm không phù hợp với yêu cầu của đề ra là sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đối với nền kinh tế Việt Nam.

Điều mà hầu hết các thí sinh và giáo viên mong chờ về sự điều chỉnh của Bộ cho câu này nhưng Bộ vẫn “án binh bất động”, đáp án lần 2 vẫn không thay đổi. Chúng tôi dám tin rằng, nếu Bộ GD&ĐT làm ngay một cuộc thăm dò và điều tra xã hội học trong dư luận thí sinh và giáo viên dạy Sử về đáp án của câu hỏi này thì Bộ sẽ thấy rõ những điều mà chúng tôi đang trao đổi và góp ý về đáp án câu hỏi này.

Theo chúng tôi, có 2 phương án cho sự điều chỉnh hợp lý nhất, logic nhất cho câu này: Một là, gộp 3 ý đầu tiên thành một ý ngắn gọn với thang điểm 0,5 điểm và phương án 2 là chia lại thang điểm cho mỗi ý của 3 ý đầu tiên, mỗi ý 0,25 điểm (tổng 3 ý cộng lại là 0,75 ). Ý thứ 4 là 1,25 điểm và đây chính là nội dung kiến thức trọng tâm nhất, cơ bản nhất của câu này.

Thứ ba, các bậc cổ nhân đã dạy không quá tam ba bận, dẫu biết rằng sẽ khó để Bộ sửa đổi (chứ không thay đổi) đáp án môn Sử một lần nữa. Nhưng, vì quyền lợi của học trò trong thi cử, vì bản thân môn Sử cũng là một môn khoa học, những giáo viên môn Sử chúng tôi vẫn muốn trao đổi, góp ý đôi điều với thiện chí xây dựng với Bộ GD&ĐT. Rất mong Bộ tiếp thu tiếng nói của công luận, dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật và sớm trả lời trước công luận.

ĐÁP ÁN MÔN VĂN KHỐI C, D HỆ CAO ĐẲNG 2012 - ĐÁP ÁN MÔN SINH KHỐI B HỆ CAO ĐẲNG 2012 - ĐÁP ÁN MÔN VẬT LÝ KHỐI A, A1 HỆ CAO ĐẲNG 2012 - ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ KHỐI C HỆ CAO ĐẲNG 2012 ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ KHỐI C HỆ CAO ĐẲNG 2012 - ĐÁP ÁN TIẾNG ANH KHỐI A1, D1 HỆ CAO ĐẲNG 2012


NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Đáp án đề thi Cao đẳng môn Toán khối A, A1, B năm 2012

Gần một trăm sĩ tử "nương nhờ" cửa phật tại Chùa Bằng A

Bộ Giáo dục sửa đáp án môn Lịch sử kỳ thi Đại học 2012

Đáp án đề thi Cao đẳng môn Sinh khối B năm 2012

TS.Phạm Thanh Toán: Tôi thất vọng việc điều chỉnh đáp án Sử của Bộ GD"

Đáp án đề thi Cao đẳng môn Văn khối C, D năm 2012

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Hạnh Đức