Hơn 85 nghìn thí sinh dự nămthi vào lớp 10 công lập Hà Nội nhưng chỉ tiêu có 60 nghìn em. Như vậy chưa thi đã có gần 25 nghìn em bị loại.
Các thí sinh phải trải qua 4 môn thi là Toán, Văn, Ngoại ngữ, Lịch sử vượt hơn 2 môn so với kỳ thi năm 2018. Do vậy, áp lực đối với các thí sinh năm nay là rất lớn.
Bên lề kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, anh Bùi Ngọc Khánh ở Ba Đình, Hà Nội có con tham gia kỳ thi năm nay chia sẻ: “Anh rất lo và sốt ruột”.
Những nét mặt lo âu của phụ huynh (ảnh Trinh Phúc). |
Lý do theo anh Khánh: "Năm nay các cháu thi thêm hai môn nên áp lực học nhiều hơn mọi năm.
Trông con ôn luyện vất vả tôi nghĩ cha mẹ nào cũng sốt ruột vì các con phải thi như năm nay.
Trước khi thi, cháu nhà tôi cũng lo lắm. Tôi nghĩ bạn nào cũng vậy chứ không riêng cá nhân con tôi.
Hà Nội có hai thí sinh bị đình chỉ, hơn 500 em không đến thi môn Toán |
Gia đình cũng chăm lo cho cháu nhiều hơn để cháu có sức mà ôn luyện.
Học nhiều nên cháu chia sẻ là rất mệt so với mọi ngày.
Mình cũng lo lắng lắm, mặc dù lực học của con tôi vẫn ổn”.
Nghĩ về phương án trượt công lập, anh Bùi Ngọc Khánh chia sẻ, nếu không đậu trường công lập thì đành xin vào dân lập. Dân lập học phí đắt nhưng cũng phải cố thôi chứ không thể để cháu thất học được.
Anh Khánh còn cho rằng, “Chỉ mong sao giảm bớt áp lực thi cử cho các cháu”.
Chị Nguyễn Tuyết Lan cho rằng kỳ thi quá áp lực và không cần thiết (ảnh Trinh Phúc). |
Cùng chung tâm trạng, chị Nguyễn Tuyết Lan, ở Ba Đình nhấn mạnh: “Theo tôi thi 4 môn là quá nặng.
Trong khi, 4 năm đi học phấn đấu lại không được cộng điểm cách tính xét tuyển như vậy là phí hoài công sức. Học thi như vậy nó vất vả quá cho các con”.
Chị Tuyết Lan tâm sự, quá trình ôn thi, con chị Lan lúc nào cũng kêu oải, kêu mệt. “Cháu có hỏi thời của mẹ có vất vả như chúng con không?
Tôi trả lời, thời của mẹ không thể vất vả như chúng con được. Ông bà cũng không phải hướng dẫn, lo lắng như bố mẹ giờ lo cho con.
Nhiều thí sinh không làm hết toán vì hình học khó |
Bây giờ, tôi phải hướng dẫn cho các con và rất mệt, luôn phải lo lắng cho các con vô cùng”.
Chị Tuyết Lan cho rằng, kỳ thi lớp 10 mà căng thẳng hơn thi đại học là vô lý. Cần phải giảm tải cho các con để các con được thoải mái.
“Bây giờ các con chỉ là thanh thiếu niên, các năm hai môn thì năm nay thi 4 môn là quá nặng. Nên chỉ thi 3 môn là vừa.
Thi cử thế này, cháu phải học ngày, học đêm. Sáng nay vừa ăn vừa cầm sách đọc vẫn không yên tâm. Trong khi, môn Lịch sử báo gấp quá, nên áp lực học lại càng vất vả” – chị Tuyết Lan cho biết.
Không phải ai cũng đủ tiền để cho con học dân lập, nhưng nếu để các em thất học thì không cam tâm (ảnh Trinh Phúc). |
Chia sẻ thêm, chị Tuyết Lan nói: “Tỉ lệ chọi Hà Nội vào công lập là cao. Do đó, nếu không đậu công lập thì buộc phải cho con đi học dân lập. Đây là điều chắc chắn vì không thể để cho con không thể đi học được.
Kỳ thi này áp lực hơn thi đại học, vì nếu trượt đại học còn đi trường trung cấp. Còn trược lớp 10 thì chỉ có cách buộc lòng phải học dân lập.
Tài chính là thử thách nhưng nghèo cũng phải cho con đi học. Không đáp ứng được thì cũng cố phải lo”.
Theo chị Tuyết Lan, cần nên mở thêm nhiều trường công lập để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và học sinh. Dân lập thì không phải ai cũng có tiền để cho con theo học được. Nhiều trường thu nhiều tiền nhưng nếu không đậu công lập cũng buộc phải học dân lập.
Đó là thách thức quá lớn vì không thể cho con ở nhà được vì cái tuổi của con chưa đủ lớn. Ví như trượt đại học cho đi làm nhưng tuổi này thanh thiếu niên trượt thì không làm được cái gì cả và không có bằng cấp chả làm được cái gì.
Do đó, chỉ có động viên con cố gắng và cố gắng”.