

Khó khăn đủ đường nhưng không từ bỏ ước mơ đi học
Chúng tôi về xã Bom Bo vào một ngày đầu tháng 10 dưới cơn mưa phùn khiến cho con đường liên xã đặc quánh bùn đất. Cách quốc lộ hơn 20km, nhưng tổ 4 và tổ 6 thuộc thôn 10 thuộc xã Bom Bo bị ngăn cắt với thế giới bên ngoài bởi lòng hồ Thác Mơ. Chỉ duy nhất một con đường giao thông liên thôn nhưng rất ghập ghềnh và hiểm trở. Mùa khô khó đi, mùa mưa lũ cả xóm bị cô lập như một ốc đảo. Vì vậy, từ nhiều năm nay hàng trăm người dân và các em học sinh nơi đây đã phải đặt cược tính mạng qua hồ trong tình trạng không có chiếc áo phao hay thiết bị hỗ trợ nào.
![]() |
Hai anh em Thắng, Kiệt đang học bài với ước mơ giúp ích cho đời. |
Bà ngoại các em cho biết, 3 em phải dậy từ 4h sáng để chuẩn bị đến trường, bất kể ngày mưa hay ngày nắng. Có lần bị bệnh nhưng Bảo vẫn cố gắng đưa các em đến trường. Quá trưa không thấy các cháu đi học về, bà nhờ mọi người đi tìm giúp. Khi xuống đến bến thuyền, thì thấy Bảo mặt đỏ gay thở dốc vì cơn sốt, bên cạnh là Thắng và Kiệt đang nằm canh chừng cho anh. “Đi học như vậy nguy hiểm lắm, tôi tuổi đã cao, không đủ sức để đưa các cháu qua sông. Nhiều lúc muốn cho tụi nhỏ nghỉ học nhưng nhìn 3 đứa ham học tôi không nỡ”, bà ngoại các em chia sẻ.
“Lũ nhưng con cũng đến trường”, Bảo, Thắng, Kiệt cùng khẳng định. Với ước mơ “làm người có ích cho xã hội”, Bảo cho biết, nghỉ một buổi học là mất rất nhiều kiến thức, 2 em còn nhỏ không thể tự chèo thuyền vượt hồ đến trường được, vì vậy em sẽ cố gắng đưa các em đến trường, quyết tâm học được con chữ.
“Đi học rất là vui”
Gặp em Nguyễn Thị Hạnh, học sinh Trường THCS Nguyễn Trường Tộ (xã Đức Liễu, Bù Đăng) khi đang tìm cách đưa chiếc xe đạp của mình lên đò, em phấn khởi khoe: ‘Đi học rất là vui, em được học nhiều kiến thức hay, được gặp gỡ, giao lưu với bạn bè’. Nhìn ánh mắt thơ ngây, nụ cười rạng rỡ khó ai có thể biết được hàng ngày, Hạnh cùng các bạn vẫn phải vượt hơn 4km đường đất và 1 chuyến đò ngang để đến được trường.
Thôn Phước Hòa, xã Phước Sơn hằng ngày có mấy chục em học sinh phải đi đò qua lòng hồ Thác Mơ để đến trường THCS Nguyễn Trường Tộ và trường THPT Lê Quý Đôn (xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng) ở bên kia sông. Tuy nhiên, bến đò tự phát qua nhiều năm đã xuống cấp, những lúc mưa to, nước dâng cao chảy xiết, đò không thể vượt sông nên các em phải nghỉ học. Khi mưa ngớt, đi học được thì vừa dắt xe đạp, các em vừa cố gắng bấu chặt ngón chân xuống mặt đất để không bị ngã. Những chiếc áo mưa chỉ đủ che cặp sách, khi các em đến được lớp thì quần áo, chân tay cũng dính bết bởi bùn đất.
Nhắc đến chuyện đi học của các em trong thôn, anh Nguyễn Văn Lợi, người dân thôn Phước Hòa lo lắng: “Nhìn thấy tụi nhỏ đi học thương lắm, trời nắng còn đỡ chứ trời mưa thì khổ cực vô cùng. Có hôm, mấy đứa qua được đến bên kia bờ thì bị trượt ngã bẩn hết quần áo lại phải bắt đò về, lỡ cả buổi học”.
Khó khăn là vậy nhưng đối với các em, được đi học, đến trường là niềm hạnh phúc lớn. Em Nguyễn Ngọc Trang (trường THCS Nguyễn Trường Tộ) mạnh dạn bày tỏ mong ước: Em muốn có một cây cầu để bà con trong xóm và các bạn của em đi lại thuận lợi hơn.
Ông Phan Bá Định, Chủ tịch xã Phước Sơn, cho biết, thôn Phước Hòa còn gặp rất nhiều khó khăn, toàn thôn có 84 hộ nhưng có đến 70% là đồng bào dân tộc thiểu số, có hơn 30 hộ chưa có điện. Việc giao thương, đi lại cũng rất bất lợi. Từ thôn ra trung tâm xã phải mất gần 8km đường đất, nhưng do đường xuống cấp và khoảng cách quá xa nên người dân nơi đây đã lập ra bến đò tự phát để đưa đón các em học sinh và mọi người sang hồ. Chi phí cho 1 tháng đò ngang là 40.000 ngàn đồng/ người.
NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT |
|
Cựu Thủ tướng Tony Blair chia sẻ thành công với sinh viên ngoại giao |
Vụ “canh gà Thọ Xương”: Nhiều độc giả thương cảm cô giáo Thủy |
Vụ "canh gà Thọ Xương": Dư luận quá nặng lời với cô giáo Thủy? |
|
PTT Nguyễn Thiện Nhân: "Phải thích nghi đào tạo với chi phí thấp" |
ĐIỂM NÓNG |
|
bình luận (0)