Đó là lời chia sẻ của GS.TS Phạm Đức Dương, nguyên Viện trưởng Viện Đông Nam Á, Chủ tịch Hội nghiên cứu Đông Nam Á của Việt Nam về sự việc người thầy ở Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức cấp II (TP Thái Nguyên) dùng roi mây đánh học sinh gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây.
GS. TS Phạm Đức Dương: Dùng roi vọt để dạy học trò không còn phù hợp với sự phát triển của nền giáo dục - (ảnh Kim Ngân). |
Trong khi dư luận xã hội bất bình, lên án gay gắt hành động dùng roi mây để giáo dục học sinh thì một số phụ huynh có con học tại trung tâm lại đồng tình, tin tưởng rằng phương pháp dạy học bằng roi vọt là để con mình tiến bộ và ngoan hơn. Thậm chí, một số ý kiến gửi về tòa soạn đã viết rằng, họ là học trò cũ của trung tâm và ủng hộ cách dạy này. Điều đó khiến nhiều người hoang mang, không biết liệu đánh học sinh có phải là một trong những phương pháp giáo dục đúng đắn?
Từ vụ "tra tấn" học trò ở Thái Nguyên: Con giun xéo lắm cũng oằn
PGS. Văn Như Cương "sốc" vì học sinh bị "tra tấn" bằng roi mây
Thầy "tra tấn" trò bằng roi mây ở Thái Nguyên: Quá ác độc và vô cảm
Bàn về vấn đề này, GS.TS Phạm Đức Dương cho rằng, đánh học sinh là một phương pháp giáo dục truyền thống (cũ) – “yêu cho roi cho vọt”, nhưng xã hội hiện nay không cho phép người thầy “tra tấn” học sinh vì lười học, vì hư.
“Ngày xưa đi học, sở dĩ tôi viết được tốt như thế này vì người thầy tôi bắt chụm 5 đầu ngón tay và lấy thước kẻ làm bằng gỗ lim to như ngón tay đánh mạnh vào để cho chừa, để viết đẹp hơn… Mình có nhiều cách đánh như bố mẹ dạy bảo con khi không vâng lời, quất một cái thôi để cho con nhớ. Nhưng hiện nay, phương pháp đó không hợp thời, không phù hợp với điều kiện giáo dục tiến bộ”, GS Dương giải thích.
GS Phạm Đức Dương khẳng định, cái khó nhất của người thầy là không đánh mà nói học sinh vẫn nghe. Mục đích của giáo dục là giúp học sinh tự chủ về mọi mặt: học hành, cư xử…
“Vì ngày xưa nó sợ, còn bây giờ không có gì để nó sợ cả, bởi giờ thầy giáo mà đánh học trò là bị lên án. Có thể anh đánh nó rất đau, nhưng vẫn chứng nào tật nấy. Làm thầy phải để học sinh tôn trọng, kính nể bằng kiến thức, bằng ứng xử chứ không phải bằng việc đánh học trò”, GS Dương nói.
Theo GS.TS Phạm Đức Dương, cách dùng roi vọt như của trung tâm này có thể là cách để những cô cậu học trò nghe lời, biết sợ để học, để tiến bộ. Nhưng điều đó là con dao hai lưỡi, cũng như người bệnh dùng thuốc kháng sinh, có thể 1 – 2 lần khỏi, nhưng nếu quá liều sẽ dẫn đến việc “kháng thuốc”. Vì thế biết đâu, những trận đòn roi mây của người thầy này sẽ khiến học sinh “chai lì” cảm xúc, lì lợm hơn trước, thậm chí sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.
Chia sẻ về cách dạy học trò, GS Dương nói: “Chưa bao giờ tôi đánh học trò mà chỉ dùng lời nói, dùng hành động, cách cư xử của mình thôi. Một người thầy bao giờ cũng muốn khẳng định vị thế của mình đối với học trò, không nên xây dựng khoảng cách giả tạo giữa thầy và trò, mà dành toàn bộ tình thương yêu, bao dung của mình cho chúng”.
Vụ việc thầy giáo dùng roi mây đánh không thương tiếc là học sinh được phanh phui, nhiều nhà làm giáo dục, người thầy phải suy ngẫm. Cũng như lời GS Dương chia sẻ mục đích của giáo dục là yêu thương, là giúp học sinh tự chủ về mọi mặt, một độc giả đã nhận xét rằng: “Tôi chỉ muốn những người khi mở miệng ra là "thương cho roi cho vọt", "có đánh mới nên người" biết đến sự thật này, để thấy sự u mê của họ nguy hiểm như thế nào. Họ không bao giờ hiểu tình thương thực sự là gì, thành công thực sự là gì, và thành nhân là gì. Thành công và thành nhân không phải chỉ là điểm số, bằng cấp và tiền bạc …".
ĐIỂM NÓNG |
|
Nóng trong ngày |
Xem nhiều nhất trong tháng |
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo Báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Kim Ngân (thực hiện)