GS. Phạm Sỹ Tiến: "Dự thảo Luật Đại học vẫn còn rất chung chung"

24/05/2012 17:50
Bích Thảo (Thực hiện)
(GDVN) - GS. Phạm Sỹ Tiến - Nguyên vụ trưởng Vụ sau Đại học: "Theo tôi khi mở một trường thì cần kiểm định chất lượng trước, trường nào đáp ứng được tiêu chuẩn thì mình cho hoạt động. Và khi đã cho hoạt động rồi thì tất cả các trường đều phải cho quyền, hạn như nhau, chứ không phải phân biệt trường lâu năm và trường ít năm được".
Dự thảo Luật Giáo dục Đại học sắp được Quốc hội thảo luận có nói đến giao quyền tự chủ cho các trường, nhưng phía cuối lại ghi là tùy thuộc vào sự phân tầng. Như vậy, các trường sẽ bị phân chia đẳng cấp, điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến các trường Ngoài Công lập (NCL). Báo Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với GS. Phạm Sỹ Tiến - Nguyên vụ trưởng Vụ sau Đại học, về vấn đề này.

Cần kiểm định chất lượng các trường trước khi cho hoạt động


Các trường NCL mong muốn dự thảo cần làm rõ nhiều vấn đề để còn chưa rõ ràng
Các trường NCL mong muốn dự thảo cần làm rõ nhiều vấn đề để còn chưa rõ ràng


Thưa GS. Phạm Sỹ Tiến, trong dự thảo có nhắc đến sự phân tầng các trường ĐH. Theo ông sự phân tầng này có ảnh hưởng như thế nào đến các trường dân lập?


GS Phạm Sỹ Tiến: Tôi được biết bên hiệp hội cũng đã có ý kiến về vấn đề này rồi. Tất nhiên là sự phân tầng này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các trường mới mở. Theo tôi khi mở một trường thì cần kiểm định chất lượng trước, trường nào đáp ứng được tiêu chuẩn thì mình cho hoạt động. Và khi đã cho hoạt động rồi thì tất cả các trường đều phải cho quyền, hạn như nhau, chứ không phải phân biệt trường lâu năm và trường ít năm được. 

Nhưng ở Việt Nam mình vẫn chưa có kiểm định chất lượng được nhiều, chỉ kiểm định được vài năm rồi có trục trặc lại trì hoãn nên số trường được kiểm định rất ít. Như vậy khi chưa kiểm định được chất lượng mà đã phân tầng thì ảnh hưởng rất lớn đến các trường. Dự thảo luật đại học chưa làm rõ được điều này, vẫn còn rất chung chung.

Theo ông có nên hay không áp dụng sự phân tầng trong thời gian hiện nay?

GS. Phạm Sỹ Tiến: Tôi nghĩ rằng cũng nên phân tầng, nhưng mà cần phải kiểm định trước khi phân tầng. Với các trường top cao thì lại phải yêu cầu, đòi hỏi cao hơn. Trường lâu năm, truyền thống thì phải yêu cầu cao chứ không thể yêu cầu như những trường mới thành lập được.

Ngược lại, những trường mới thành lập cũng không thể đòi hỏi quá cao. Những trường có tính chất thực hành cần phải có quy định phù hợp với từng trường đó. Chứ tất cả đều phải theo một quy định chung thì lại không công bằng với các trường. Do đó cần phải có những nghiên cứu rất kĩ để có thể đưa ra những quy định phù hợp.

Cần phải rành mạch thế nào là lợi nhuận, thế nào là phi lợi nhuận

Trong dự thảo có nói đến lợi nhuận và phi lợi nhuận, vậy theo ông sự phân chia giữa hai mô hình này đã rõ ràng hay chưa?
GS Phạm Sỹ Tiến: Tôi thấy trong Dự thảo cũng có nhắc đến vấn đề lợi nhuận và phi lợi nhuận, nhưng trong luật lại chưa hề nói rõ thế nào là lợi nhuận, thế nào là phi lợi nhuận. 

Thứ nhất, về vấn đề sở hữu trường NCL: Ví dụ ông Trần Phương hiện tại là Hiệu trưởng Trường Kinh doanh và Công nghệ, nhưng sau này không làm hiệu trưởng nữa thì cũng không được phép nói trường đó là của ông ấy. Do đó trường học không phải là sở hữu của riêng ai cả. Nhiều người đóng cổ phần vào. Như trường ĐH Harvard chẳng hạn, ông này đã chết từ lâu và trường này giờ thuộc sở hữu của cả bang, cả nước Mĩ. Do đó trường học là sở hữu của tập thể trí thức chứ không phải của riêng ai. 

Về mặt lợi nhuận: Các trường muốn tồn tại được phải có số dư. Qua 5 năm, 7 năm đầu thành lập thì trường phải có số dư thì mới tồn tại được và phải sử dụng số dư đó một cách hợp lí.

Ví dụ lương thì ở một mức đủ để khuyến khích giảng viên làm việc, chứ không thể khống lên mấy chục triệu được. Lương hiệu trưởng mà bảy, tám chục triệu là không thể chấp nhận được. Cũng không thể trả theo các trường các trường CL với ba, bốn chục nghìn một tiết được.

Sau khi đã trả lương khá rồi, số tiền dư còn lại phải đưa vào đầu tư xây dựng trường. Việc đầu tư này không bao giờ nói là đã đầu tư được đầy đủ được. Do đó có số dư phải biết sử dụng một cách đúng mức. Nếu như tuân thủ theo quy định đó thì là một trường phi lợi nhuận.

Ngược lại những trường không tuân thủ theo nguyên tắc trên thì sẽ là trường hoạt động vì lợi nhuận. Như vậy, trong luật phải nói rõ ngay thế nào là trường lợi nhuận và trường nào là phi lợi nhuận. Tất cả đều phải nói rõ trong luật chứ không thể được người ta mập mờ. 
Theo ông hiện nay nên khuyến khích hình thức lợi nhuận hay phi lợi nhuận?

GS Phạm Sỹ Tiến: Tất nhiên là cần phải khuyến khích của các trường theo hình thức phi lợi nhuận phát triển mạnh hơn. Muốn như vậy thì cần phải nói rõ trong luật, còn như hiện nay thì chưa có gì rõ ràng.

Thực trạng hiện nay các trường đã theo xu hướng phi lợi nhuận hay chưa, thưa ông?

GS Phạm Sỹ Tiến: Hiện nay cũng có một số trường NCL theo mô hình phi lợi nhuận rất tốt, nhưng cũng còn có rất nhiều trường chưa đáp ứng đúng nhu cầu của một trường phi lợi nhuận.

Ông có đánh giá như thế nào về chất lượng đào tạo của các trường đại học NCL?

GS Phạm Sỹ Tiến: Theo tôi, hiện nay cũng đã có rất nhiều trường có thương hiệu và đã được xã hội chấp nhận. Chúng ta chỉ cần nhìn vào số lượng học sinh thi tuyển vào là chúng ta biết. Ví dụ trường ĐH KDCN mỗi năm chỉ được Bộ cho chỉ tiêu 3000 hoặc 3500 thôi nhưng mỗi năm có ít nhất cũng đến 15.000 đến 16.000 học sinh tham gia dự thi. Như vậy là đã đảm bảo sự sàng lọc nhiều rồi, thể hiện họ có uy tín nhất định rồi. Người học bây giờ rất tỉnh táo, và họ chỉ lựa chọn vào các trường đảm bảo. 

Còn với những trường mới có nhiều khó khăn thì cần phải chiếu cố cho họ. Các trường mới thì cần phải mở rộng cơ sở vật chất, nhưng nguồn đất lại thiếu và họ xin đất rất khó khăn. Giáo viên cơ hữu với các trường lâu năm thì có quy định là 25 sinh viên/ giáo viên cơ hữu, còn với các trường mới thành lập thì cần linh hoạt cho họ 30 sinh viên/ giảng viên.
Hiện nay có nhiều trường đã rất nghiêm chỉnh chấp hành các quy định, tuy nhiên cũng còn có nhiều trường chưa thật sự tốt. Chính điều đó đòi hỏi cần phải có khâu kiểm định chặt chẽ trước khi đưa các trường vào hoạt động. Những trường nào đạt được chất lượng thì nên giao quyền tự chủ như nhau cho các trường để tạo điều kiện phát triển công bằng cho tất cả các trường có đủ điều kiện.Trân trọng cảm ơn ông!
Mọi thông tin phản ánh, khiếu nại tiêu cực trong giáo dục, mời quý độc giả gửi về địa chỉ email của tòa soạn:

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Luật GD Đại học: Sao không chờ Nghị quyết của BCH Trung ương Đảng?

Phân tầng trong dự luật giáo dục đại học sẽ dẫn đến cơ chế xin cho?

Những nữ sinh diện áo dài đẹp hơn cả Hoa hậu Mai Phương Thúy (P2)

Chùm ảnh: Sinh viên xuống đường kêu gọi "dừng xe, tắt máy"

Bức thư gửi mẹ đầy nước mắt của một ứng viên đề án 322

"Cậu ấm" chiếm trọn cảm tình của các Hoa khôi Hà Thành

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Bích Thảo (Thực hiện)