GV cho rằng hướng dẫn chấm thi Ngữ văn cần phân hóa năng lực thí sinh hơn

28/10/2024 06:42
Trần Văn Tâm - giáo viên Trường THPT Nguyễn Trãi, Tây Ninh
0:00 / 0:00
0:00

GDVN - Đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm là công cụ để kiểm tra, đánh giá còn điểm số là kết quả đánh giá năng lực của người học.

Đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp từ năm 2025 được Bộ công bố ngày 18/10 được nhiều giáo viên đánh giá là phù hợp với chương trình 2018; kiểm tra, đánh giá được năng lực của người học. Bên cạnh đề thi, đáp án và hướng dẫn chấm vừa trả lời được nội dung đề bài vừa kiểm tra, đánh giá năng lực người học.

gdvn-thi-thpt-2023-1-2264.jpg
Ảnh minh họa: Lã Tiến

Đáp án đánh giá được năng lực người học

So sánh đáp án đề minh họa môn Ngữ văn vào tháng 12/2023 và 2024 có một số điểm khác nhau ở phần Viết. Đáp án năm 2023, mỗi câu đều có 6 tiêu chí tương đương với 6 điểm thành phần; đáp án năm 2024, chỉ có 5 tiêu chí tương đương với 5 điểm thành phần. Tổng điểm vẫn không thay đổi.

Sự khác nhau của đáp án Câu 1 đề minh họa năm 2023 và đề tham khảo năm 2024:

Đề minh họa 2023
Đề tham khảo 2024
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ đặc điểm của nhân vật thần thoại trong đoạn trích “Thần Mưa”.
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích hình ảnh Hà Nội qua cảm nhận của nhân vật trữ tình anh trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn (0,25)
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng đoạn văn (0,25)
Bảo đảm yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, phối hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25)
Đặc điểm của nhân vật thần thoại được thể hiện trong văn bản Thần Mưa.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25)
Hình ảnh Hà Nội qua cảm nhận của nhân vật trữ tình anh.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ để làm rõ vấn đề nghị luận (0,5)
- Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận. Sau đây là một số gợi ý: Nhân vật là một vị thần có ngoại hình và hành động phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường, có thể tạo ra mưa; góp phần thể hiện chủ đề của văn bản;…
- Sắp xếp được hệ thống ý hợp lý theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu (0,5)
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: đặc điểm của nhân vật thần thoại được thể hiện trong văn bản Thần Mưa.
- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lý lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và bằng chứng.
c. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu (1,0)
Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng trên cơ sở bảo đảm những nội dung sau:
- Hà Nội cổ kính, thâm trầm, thơ mộng, êm đềm (phố dài, mái ngói, cây liễu xưa, màu lá xanh ngọc, con chim ăn trái cây, cây cơm nguội ửng hồng,…)
- Hà Nội khơi gợi cảm giác bình yên, thanh thản (lòng mình yên tĩnh, nỗi bình yên).
đ. Diễn đạt (0,25)
Bảo đảm chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.
d. Diễn đạt (0,25)
Bảo đảm chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.
e. Sáng tạo (0,25)
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
đ. Sáng tạo (0,25)
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

Đáp án năm 2023, tiêu chí “c” và “d” chi tiết hơn. Có thể hiểu, tiêu chí “c” chỉ yêu cầu tìm ý và sắp xếp ý thành hệ thống (là bước thứ 2 trong quy trình viết văn: tìm ý, lập dàn ý); tiêu chí “d” từ hệ thống ý ở tiêu chí “c” yêu cầu người viết chọn thao tác lập luận, phương thức biểu đạt, lý lẽ, bằng chứng, lập luận để trình bày quan điểm của mình về vấn đề nghị luận (là bước 3: viết đoạn văn).

Sở dĩ có tiêu chí “c” và “d” là để phân biệt bài viết chỉ mới nêu được hệ thống ý của vấn đề nghị luận (chấm 0,5 điểm) với đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung, hình thức nghệ thuật và thuyết phục người đọc (gộp điểm “c” và “d” chấm 1,0 điểm).

Tương tự, đáp án Câu 2 (bài văn nghị luận) của 2 lần cũng khác nhau:

Đề minh họa 2023
Đề tham khảo 2024
Cuộc sống thường có những khó khăn thử thách; đối mặt hay bỏ cuộc là lựa chọn của mỗi người.
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về những khó khăn, thử thách đối với tuổi trẻ.
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề: Hiện nay, nhiều người hào hứng đón nhận lợi ích của trí tuệ nhân tạo nhưng không ít người lo lắng về sự phụ thuộc của con người vào nó.
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài (0,25)
Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội.
a. Đảm bảo bố cục và dung lượng của bài văn nghị luận (0,25)
Bảo đảm yêu cầu về bố cục và dung lượng (khoảng 600 chữ) của đoạn văn.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: khó khăn thử thách với tuổi trẻ (0,5)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5)
Thái độ khác nhau của con người đối với trí tuệ nhân tạo: hào hứng đón nhận lợi ích; lo lắng về sự phụ thuộc của con người vào nó.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ để làm rõ vấn đề của bài viết (1,0)
- Xác định được các ý chính của bài viết.
- Sắp xếp được các ý hợp lý theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:
*Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.
*Triển khai vấn đề nghị luận:
+ Giải thích vấn đề nghị luận:…
+ Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:…
+ Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện.
*Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau (1,5)
- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm sáng tỏ quan điểm cá nhân.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.
Lưu ý: Thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
c. Viết được bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu (2,5)
Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lý lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng:
*Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
*Thân bài:
- Giải thích: …
- Bàn luận:…
- Mở rộng vấn đề, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác.
*Kết bài: Đánh giá, khẳng định vấn đề nghị luận.
Lưu ý: Thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
đ. Diễn đạt (0,25)
Bảo đảm chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.
d. Diễn đạt (0,25)
Bảo đảm chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.
e. Sáng tạo (0,5)
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
đ. Sáng tạo (0,5)
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

Đáp án Câu 2 của 2 đề minh họa có điểm khác giống Câu 1. Theo quan điểm của người viết, nếu 2 tiêu chí “c” và “d” trong đáp án năm 2023 hợp nhất lại thành một tiêu chí như đáp án năm 2024 thì cần ghi rõ 2 yêu cầu như đã phân tích ở trên. Gợi ý như sau:

c. Viết được bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu
2,5
*Xác định được các ý chính của bài viết và sắp xếp hợp lý theo hệ thống:
Xác định được các ý chính của bài viết. Sắp xếp được các ý hợp lý theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.
- Triển khai vấn đề nghị luận:
+ Giải thích vấn đề nghị luận:…
+ Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:…
+ Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện.
- Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.
1,0
*Viết bài văn theo hệ thống ý ở trên, đảm bảo:
- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm sáng tỏ quan điểm cá nhân.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lý lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và bằng chứng.
1,5

Theo đáp án, thí sinh viết được hệ thống ý theo bố cục (lập dàn ý) thì chấm 1,0 điểm; thí sinh viết thành một bài văn hoàn chỉnh, đảm bảo đặc điểm bài văn nghị luận xã hội, có chính kiến cá nhân, thuyết phục người đọc thì chấm 2,5 điểm (bao gồm điểm của tiêu chí “c”).

Có thể thấy, điểm nội dung (1,0 điểm) ít hơn điểm kỹ năng lập luận, trình bày nội dung thuyết phục người đọc (1,5 điểm). Điều đó cho thấy đáp án đã có tính phân hóa cao, đánh giá được, đúng năng lực người học.

Đề xuất thiết kế hướng dẫn chấm phân hóa năng lực thí sinh

Bên cạnh đề thi và đáp án, hướng dẫn chấm góp phần trực tiếp trong việc phân hóa năng lực thí sinh. Đề minh họa năm 2023 và đề thi tham khảo năm 2024 có vài điểm mới so với đề thi chương trình cũ nên cần hướng dẫn chấm rõ ràng, tạo sự công bằng cho thí sinh.

Thứ nhất, những câu có yêu cầu độ dài như câu 5 (trả lời 5 – 7 dòng) phần Đọc hiểu; câu 1 (khoảng 200 chữ), câu 2 (khoảng 600 chữ) phần Viết. Trước đây, trong đáp án và hướng dẫn chấm không đề cập đến việc bài làm đáp ứng dung lượng. Hướng dẫn chấm cũng nên phân hóa những bài viết đảm bảo và không đảm bảo dung lượng đề yêu cầu.

Thứ hai, những tiêu chí có điểm số tối thiểu mà có nhiều ý nhỏ (chẳng hạn như “đảm bảo bố cục và dung lượng”: 0,25 điểm) thì cũng cần hướng dẫn chi tiết, không nên đặt ra yêu cầu trong đề mà không có cơ cấu điểm trong đáp án.

Thứ 3, hướng dẫn chấm điểm câu 2 phần viết (đề minh họa năm 2023) vừa chi tiết (để đánh giá bài viết chưa hoàn thành, làm được tới đâu chấm điểm tới đó) vừa tổng hợp, đặt các tiêu chí trong mối quan hệ (để đảm bảo tính chỉnh thể của bài văn, tránh đếm ý cho điểm). Đánh giá một bài viết nghị luận cần xem xét đến tính chỉnh thể của văn bản và hiệu quả thuyết phục của văn bản đối với người đọc.

Như vậy, đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm là công cụ để kiểm tra, đánh giá còn điểm số là kết quả đánh giá năng lực của người học. Vì thế, bộ ba đề thi – đáp án – hướng dẫn chấm thiết kế chuẩn sẽ phản ánh kết quả đúng nhất. Đó là mục tiêu của Chương trình giáo dục năm 2018.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Trần Văn Tâm - giáo viên Trường THPT Nguyễn Trãi, Tây Ninh