Hà Nội cấp hơn 216 tỷ đồng thực hiện đổi mới CT, SGK giai đoạn 2015-2022

21/02/2023 06:47
Kim Ngọc
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Riêng năm 2022, Hà Nội cấp tổng kinh phí là 73.101 triệu đồng để thực hiện nhiệm vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Cần có hơn 4.400 tỷ đồng để mua sắm bổ sung thiết bị trường học cơ bản

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về tình hình thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, giai đoạn 2021-2025, nhu cầu kinh phí của Hà Nội cần có khoảng 4.402 tỷ đồng (trong đó, 12 quận khoảng 1.020 tỷ đồng và 18 huyện,thị khoảng 3.382 tỷ đồng) để mua sắm bổ sung thiết bị trường học cơ bản cho khối phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên. Cụ thể:

Chia theo nhóm thiết bị như sau: Thiết bị tối thiểu: bổ sung 10.575 bộ thiết bị tối thiểu với kinh phí khoảng 3.075 tỷ đồng.

Thiết bị phòng học ngoại ngữ: bổ sung 1.022 bộ thiết bị phòng ngoại ngữ với kinh phí khoảng 432 tỷ đồng.

Máy tính: bổ sung 30.331 bộ máy tính với kinh phí khoảng 425 tỷ đồng;

Bàn ghế học sinh phòng học thông thường: bổ sung 262.837 bộ bàn ghế học sinh với kinh phí khoảng 470 tỷ đồng.

Nguyên tắc phân kỳ đầu tư mua sắm thiết bị trường học như sau: Nhu cầu mua sắm theo năm học được dự toán kinh phí theo năm tài chính (ví dụ nhu cầu kinh phí năm học 2020-2021 được dự toán năm tài chính 2020), thiết bị bổ sung hằng năm được chia đều các năm, riêng thiết bị tối thiểu mua đủ theo lộ trình đổi mới.

Với nhu cầu khoảng 4.402 tỷ đồng mua sắm bổ sung thiết bị dạy học trong giai đoạn 2020-2025 được chia ra cụ thể như sau:

Năm 2021: Nhu cầu kinh phí 793 tỷ đồng; Năm 2022: Nhu cầu kinh phí 867 tỷ đồng; Năm 2023: Nhu cầu kinh phí 927 tỷ đồng; Năm 2024: Nhu cầu kinh phí 914 tỷ đồng; Năm 2025: Nhu cầu kinh phí 902 tỷ đồng.

Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa

Năm 2022, Hà Nội cấp cấp 680 triệu đồng cho việc lựa chọn sách giáo khoa. Ảnh minh hoạ: Phạm Minh

Năm 2022, Hà Nội cấp cấp 680 triệu đồng cho việc lựa chọn sách giáo khoa. Ảnh minh hoạ: Phạm Minh

Theo báo cáo của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, từ năm 2015 – 2022, Hà Nội đã cấp 216.563 triệu đồng để thực hiện nhiệm vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Trong đó có 147.541 triệu đồng là kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; 62.592 triệu đồng để bảo đảm cơ sở vật chất cho đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông; 5.238 triệu đồng cho việc biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương và 1.192 triệu đồng là kinh phí lựa chọn sách giáo khoa.

Cụ thể, năm 2015, Hà Nội cấp 3.573 triệu đồng cho kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.

Năm 2016, cấp 26.743 triệu đồng cho kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.

Năm 2017, cấp 8.358 triệu đồng cho kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.

Năm 2018, cấp 28.933 triệu đồng cho kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.

Năm 2019 cấp 27.298 triệu đồng cho kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.

Năm 2020, tổng kinh phí là 9.820 triệu đồng, cụ thể cấp 7.337 triệu đồng cho đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; 805 triệu đồng cho việc bảo đảm cơ sở vật chất cho đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông; 1.678 triệu đồng cho việc biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương.

Năm 2021, tổng kinh phí là 38.737 triệu đồng cho; cụ thể cấp 35.257 triệu đồng cho đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; cấp 1.188 triệu đồng cho việc bảo đảm cơ sở vật chất cho đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông ; 1.780 triệu đồng cho việc biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; cấp 512 triệu đồng cho việc lựa chọn sách giáo khoa.

Năm 2022, tổng kinh phí là 73.101 triệu đồng, cụ thể cấp 10.042 triệu đồng cho đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; cấp 60.599 triệu đồng cho việc bảo đảm cơ sở vật chất cho đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông; 1.780 triệu đồng cho việc biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; cấp 680 triệu đồng cho việc lựa chọn sách giáo khoa.

Kim Ngọc