Theo truyền thông Hàn Quốc, ngày 2 tháng 12 năm 2013, Hải quân Hàn Quốc lần đầu tiên điều tàu khu trục Aegis Yulko Yi và máy bau tuần tra săn ngầm tuần tra vùng biển đảo Leodo. |
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 4 tháng 1 đưa tin, Hàn Quốc luôn tập trung cho việc xây dựng các loại "căn cứ khảo sát khoa học biển" trên các đá ngầm, đồng thời coi điều này là "diệu chiêu" bảo vệ chủ quyền biển.
Ngân sách tài khóa 2014 vừa được Quốc hội Hàn Quốc thông qua đã cắt giảm ngân sách xây dựng căn cứ khảo sá khoa học biển của đảo Dokdo (Nhật Bản gọi là Takeshima), nhưng lại trích ra khoản tiền khổng lồ xây dựng "căn cứ khảo sát khoa học biển vùng biển phía tây".
Truyền thông Hàn Quốc hoàn toàn không đưa tin chi tiết về vị trí cụ thể của căn cứ này, nhưng hiện nay Hàn Quốc đã xây dựng "căn cứ khảo sát khoa học biển" cỡ lớn trên đá ngầm Leodo và Gageo, muốn coi đó là "căn cứ" để tranh đoạt vùng đặc quyền kinh tế.
Căn cứ vào thông tin trên tờ "JoongAng Ilbo" Hàn Quốc ngày 3 tháng 1, Ủy ban đặc biệt quyết toán ngân sách Quốc hội Hàn Quốc giải thích về cắt giảm mạnh ngân sách cho đảo Dokdo đã gây tranh cãi.
Trong dự thảo ngân sách Chính phủ năm nay (2014), Bộ Ngoại giao Hàn Quốc yêu cầu ngân sách về củng cố chủ quyền đảo Dokdo từ 4,235 tỷ won (1 nhân dân tệ bằng khoảng 174 won) tăng lên 4,835 tỷ won.
Nhưng trong ngân sách được thông qua cuối cùng vào ngày 1 thán 1, ngân sách liên quan đến đảo Dokdo lại chỉ cấp 2,6 tỷ won. Đặc biệt là trong tình hình ngân sách tuyên truyền chủ quyền đảo Takeshima của Nhật Bản năm nay tăng gấp đôi Hàn Quốc.
Tàu khu trục Aegis Yulko Yi và máy bay tuần tra P-3CK Hàn Quốc tuần tra vùng biển đá ngầm Leodo. |
Ngày 2 tháng 1, Ủy ban đặc biệt quyết toán ngân sách Quốc hội Hàn Quốc giải thích cho biết, đối với đảo Dokdo còn có các chương trình khác của Chính phủ, trên thực tế chi tiêu Chính phủ tăng đến 16,6 tỷ won: trung tâm chi viện đảo Dokdo 3 tỷ won (tăng mới), xây dựng "căn cứ khoa học biển vùng biển phía tây (biển Hoàng Hải)" 12,6 tỷ won (tăng mới), bia khảo sát vị trí thấp nhất 2 tỷ won (tăng mới), đồng thời kinh phí nghiên cứu khoa học giảm 1 tỷ won.
Tuy nhiên, trên thực tế có 2 chương trình không có liên quan trực tiếp với đảo Dokdo, bị tình nghi là cố ý che giấu.
Tờ "Tin tức ngày mai" Hàn Quốc ngày 1 tháng 11 năm 2013 từng cho biết, căn cứ vào tài liệu do một nghị sĩ ủy ban về hải sản của Quốc hội Hàn Quốc công bố cùng ngày, "Đoàn đối sách quản lý lãnh thổ đảo Dokdo" của Văn phòng Thủ tướng Hàn Quốc đang có kế hoạch chuyển căn cứ khảo sát khoa học biển đảo Dokdo sang vùng đảo Baengnyeong ở biển Hoàng Hải.
Căn cứ vào thông tin của hãng Yonhap, ngày 30 tháng 8 năm 2011, Bộ Lãnh thổ và Hải dương Hàn Quốc (hiện nay đổi tên là Bộ Hải dương) từng tuyên bố, bắt đầu từ năm 2013, xây dựng "căn cứ khảo sát khoa học biển" quy mô lớn nhất của Hàn Quốc ở vùng biển cách đảo Baengnyeong 30 km về phía tây nam, đồng thời có kế hoạch hoàn thành vào năm 2015.
Căn cứ này có kế hoạch chi 40 tỷ won, diện tích công trình 3.000 m2. Đáng lưu ý chính là, phương thức xây dựng căn cứ này khác với việc dựa vào đá ngầm trước đây, sẽ áp dụng thiết kế kiểu di động, đồng thời mang theo các loại thiết bị theo dõi, giám sát biển, khí tượng, môi trường, có thể tự vận hành không cần có con người.
Hàn Quốc xây dựng công trình trên đá ngầm Leodo. |
Hiện nay, Hàn Quốc đã xây dựng được 3 căn cứ khoa học biển, lần lượt là đảo Leodo (Trung Quốc gọi là đá ngầm Tô Nham, hoàn thành năm 2003, diện tích là 1.345 m2), đá ngầm Gageo (Trung Quốc gọi là đá ngầm Nhật Hướng, năm 2009 hoàn thành, diện tích là 286 m2) và đảo Dokdo.
Căn cứ vào thông tin trên truyền thông Hàn Quốc, bắt đầu từ năm 2007, Hàn Quốc thi công căn cứ khảo sát khoa học biển trên đá ngầm Gageo, cách đảo Gageo 47 km về phía tây, đã đầu tư 10 tỷ won trong 2 năm cho thi công "căn cứ khoa học biển đá ngầm Gageo".
Căn cứ này nằm ở đá ngầm dưới nước 15 m, độ cao 26 m, có thể đảm bảo cho 4 người ở, hoàn thành vào năm 2009.
Ngày 3 tháng 1, Lữ Siêu, chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu hai miền Triều Tiên, Viện Khoa học xã hội Liêu Ninh nói với tờ "Thời báo Hoàn Cầu" rằng, Hàn Quốc liên tiếp có các động thái nhỏ trên các đá ngầm là có tâm lý "gặp may", những đá ngầm này hoàn toàn không phải là đảo, trong khi đó Hàn Quốc dựa vào danh nghĩa "khảo sát khoa học biển" để xây dựng công trình trên đá ngầm, nhằm tạo ra sự thực đã rồi, từ đó mở rộng vùng đặc quyền kinh tế.
Nhưng, Lữ Siêu cho rằng, “cách làm của Hàn Quốc vừa không phù hợp với luật pháp quốc tế, vừa không hợp tình lý, sẽ không được bên ngoài thừa nhận”.
Vị trí đá ngầm Leodo của Hàn Quốc |
Ngoài ra, theo hãng Yonhap, người phụ trách có liên quan của Quân đội Hàn Quốc ngày 3 tháng 1 cho biết, năm nay sẽ triển khai radar theo dõi cự ly gần trên đảo nhỏ miền bắc biển Hoàng Hải, vị trí cụ thể là đảo Gyodong, quận Ganghwa, thành phố Incheon.
Tổng cộng có kế hoạch triển khai 6 chiếc, radar này có bán kính dò tìm trên 5 km, trong đêm hoặc điều kiện khí hậu khắc nghiệt cũng có thể nhận biết chính xác vật thể ở gần bờ biển.