LTS: Trong bài trước, chúng tôi đã giới thiệu bài viết của Phó giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Thanh Huyền về kinh nghiệm của Singapore trong việc bồi dưỡng và đào tạo lãnh đạo trong các trường phổ thông, trong đó đề cập tới “Chương trình lãnh đạo giáo dục – LEP”.
Trong bài viết này, Phó giáo sư Đặng Thị Thanh Huyền tiếp tục làm sáng tỏ hơn về lý thuyết hành động sau LEP là gì và nội dung chương trình đào tạo theo chuẩn Singapore như thế nào.
Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Thanh Huyền cho biết: Lý thuyết hành động đằng sau LEP là tạo ra các hiệu trưởng với khả năng biến đổi trường học thành các cộng đồng học tập chuyên nghiệp nhằm tạo môi trường nuôi dưỡng sáng tạo cho học sinh và giáo viên và điều này được thúc đẩy bởi phát triển tri thức và học tập.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Thanh Huyền. |
Lý thuyết này được đưa ra dựa trên thực tế đào tạo lãnh đạo chất lượng cao của trường học hướng đến các hiệu trưởng sẽ cải thiện việc dạy và học, thành tích của học sinh và dẫn dắt các trường học đạt được các kết quả giáo dục xuất sắc.
Hoạt động học tập cũng là một phương tiện để rèn luyện và củng cố một văn hóa học tập giữa các giảng viên các nhà lãnh đạo đương chức và lãnh đạo nguồn.
Hiệu trưởng biết những gì được dạy nhưng không biết những gì sẽ học
Hoạt động học tập là một khái niệm trung tâm trong việc thực hiện chương trình LEP. Trong khái niệm này, người tham gia biết những gì họ được dạy, nhưng họ không biết những gì họ sẽ học.
Họ phải tạo ra kiến thức riêng của họ mặc dù họ tham gia học nhóm, và điều này diễn ra trong các tập đoàn.
Họ biết những kiến thức họ đã tạo ra chỉ khi họ đến cuối chương trình thông qua các cuộc họp chuyên sâu hàng tuần này.
Trong LEP, học tập được hiểu là học tập nhóm trong số những người cam kết hành động bằng cách sử dụng học tập thu được để có được kết quả toàn hệ thống.
Công thức ban đầu của nó là L = P + Q
Trong đó: L Hoạt động học; P là kiến thức được lập trình (dạy); Q là đặt câu hỏi về vấn đề cần giải quyết.
Nội dung Chương trình đào tạo lãnh đạo trường phổ thông
Nội dung chương trình chủ yếu là được định hướng tương lai, với sự nhấn mạnh về khả năng lãnh đạo trong một bối cảnh năng động và phức tạp.
Nền tảng học tập giải quyết một số vấn đề được coi là quan trọng cho sự thành công của sự lãnh đạo trong tương lai.
Các ứng viên LEP thực hiện các khóa học cốt lõi bao gồm các chủ đề liên quan đến lãnh đạo và quản lý trường học trong hệ thống giáo dục của Singapore.
Không giống như MLS, đã kết hợp các khóa bắt buộc và tự chọn, tất cả các học viên LEP tham gia các khóa học bắt buộc như nhau.
Điều này một phần là để thúc đẩy nhận dạng đoàn hệ mạnh mẽ và để duy trì kiến thức cốt lõi chung trong toàn ngành.
Phạm vi để cá nhân hóa chương trình được cung cấp bởi các cuộc thăm viếng công nghiệp tự tổ chức và các cuộc nói chuyện ngắn, cũng như nhấn mạnh vào việc học tập đồng thời thông qua các hội thảo và các chuyến viếng thăm quốc tế.
Các module của LEP năm 2016:
• Khái quát về khung “5-Roles-5-Minds”
• Lãnh đạo trường học, tầm nhìn và văn hóa
• Lãnh đạo giáo dục thông qua các lăng kính phức tạp
• Quản lý chiến lược
• Phát triển vốn nhân lực
• Tư duy thiết kế: đổi mới và giá trị
• Giá trị và phát triển con người
• Giá trị và đạo đức cho lãnh đạo trường học
• Lãnh đạo thực hiện Chương trình dục và hoạt động dạy học
• Kiểm tra, đánh giá
• Sử dụng công nghệ thông tin truyền thông trong việc tăng cường dạy và học
• Mạng lưới lãnh đạo.
Phương pháp học tập chủ yếu
Thảo luận nhóm là một phần quan trọng của chương trình LEP. Những học viên tham gia gặp nhau trong một nhóm nhỏ (5-6 thành viên) cùng với trưởng nhóm là một giảng viên của NIE sẽ đóng vai trò người hướng dẫn.
Trưởng nhóm sẽ giám sát việc học của học viên trong suốt chương trình, bao gồm học tập tại trường học, học tập từ chuyến tham quan quốc tế và học tập trong lớp học.
Hiệu trưởng ở “Quốc gia học tập” đã được đào tạo, dạy dỗ như thế nào? |
Do đó, mối quan hệ học tập chuyên sâu sẽ phát triển giữa những người tham gia và trưởng nhóm của họ. Các cuộc thảo luận nhóm thường diễn ra hàng tuần.
Cơ sở cho các cuộc thảo luận nhóm và để khuyến khích suy nghĩ khác nhau thông qua thảo luận, trao đổi tạo ra sự phát triển liên tục tư duy của những người tham gia.
Từ đó dẫn đến sự thay đổi trong hành vi của nhóm và thay đổi hành vi của các thành viên tham gia.
Hợp tác và trải nghiệm trong học tập
Quá trình học tập được thực hiện thông qua các hình phong phú, đa dạng, bao gồm cả nơi làm việc thực tế của trường và các địa điểm quốc tế.
Phần lớn việc học tập là thông qua hợp tác chặt chẽ với các trường học, các doanh nghiệp, cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục ở Singapore và ở nước ngoài và được hỗ trợ bởi việc học trong lớp và các hướng dẫn của trường đại học.
Học viên tiếp xúc với lãnh đạo trong các doanh nghiệp và những ý tưởng từ nhiều nguồn khác nhau.
Để tăng cường ảnh hưởng như vậy, các cán bộ chủ chốt được mời đến từ Bộ giáo dục, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các Bộ khác để tham gia đối thoại với người tham gia và quan sát một số công việc được thực hiện trong chương trình. Trong chương trình có hoạt động học tập kinh nghiệm quốc tế hai tuần.
Nhóm học viên nghiên cứu, học hỏi các hoạt động sáng tạo thành công ở nước ngoài, tiến hành các phân tích quan trọng và nhận được những hiểu biết sâu sắc về cách đổi mới giáo dục ở Singapore.
Cho đến nay, các học viên đã đến thăm các nước: Thụy Sĩ, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Canada, các nước Scandinavia, Châu Âu, Trung Quốc, Úc và Hồng Kông.
Cuối cùng là kiểm tra, đánh giá gồm Báo cáo Dự án Hành động sáng tạo; Báo cáo thu hoạch về học tập; Bài tập; Báo cáo học tập quốc tế và các bài tập về các cuộc đối thoại quản theo nhóm.
Mặc dù, việc đánh giá có thể khác nhau giữa các khóa học, nhưng học viên được yêu cầu nộp một bài tập ngắn cho mỗi bài, ví dụ như một bài luận khoảng 1.000 từ.
Một số khóa học có thể bao gồm các tương tác trực tuyến (thông qua Blackboard) như một phần của yêu cầu đánh giá.
Chúng ta đều biết Singapore là một quốc gia đầy khát vọng thành công và họ đã hiện thực hóa khát vọng đó qua đổi mới giáo dục, tạo ra những công dân Singapore toàn cầu, sáng tạo, học tập suốt đời và đóng góp vào phát triển đất nước.
Việc đào tạo các nhà lãnh đạo giáo dục đã góp phần tạo ra các trường học chủ động, sáng tạo, năng động và thích ứng với mọi sự thay đổi của thế giới.
Tài liệu tham khảo:
1. Ben Jensen, Phoebe Downing and Anna Clark ,2017, Preparing to Lead: Singapore Management & Leadership in Schools Program and Leaders in Education Program, http://ncee.org/wp-content/uploads/2017/09/PreparingtoLeadSingapore092617.pdf
2. Mourshed M., C.Chijioke and M. Barber (2010), “How the World’s Most Improved School Systems Keep Getting Better”,
3. McKinsey and Company. OECD (2011), Strong Performers and Successful Reformers in Education: Lessons from PISA for the United States, OECD Publishing .
4. Ben Jensen, Phoebe Downing and Anna Clark,2017, Preparing to Lead: Singapore Management & Leadership in Schools Program and Leaders in Education Program
5. P. T. Ng 2003. 2. Ibid 3. Hairon, and Dimmock, 2012, 408. Ministry of Education, Singapore 2010.
6. National Institute of Education, Singapore 2013, 7. 5. There is no milestone program for cluster superintendents or more senior leadership positions on the leadership track, though officers in these roles do of course receive sustained support and development.
7. Correspondence with Ministry official at the Academy of Singapore Teachers, October 2016, National Institute of Education, Singapore 2009.
8. Ng Foo Seong 2013. 9. Correspondence with Ministry of Education personnel, October 2016.