Hội nghị được truyền hình trực tuyến tại các điểm cầu Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Vinh, Cần Thơ. Hội nghị đã thảo luận 5 nội dung quan trọng nhất xung quanh việc tổ chức dạy, học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
Làm gì để tin tưởng ở một kỳ thi?
Về một kỳ thi THPT quốc gia, ông Nguyễn Kim Sơn- Phó giám đốc ĐHQGHN cho biết, xu hướng có một kỳ thi, bỏ thi đại học theo khối đây là định hướng quan trọng dẫn đến thay đổi công tác tuyển sinh. Vấn đề bây giờ nội dung thi với nhiều mục đích sẽ như thế nào, cách thức tổ chức như thế nào. Theo ông Sơn, trong 3 phương án mà bộ đưa ra thực chất chỉ là tổ hợp các môn khác nhau.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có ý kiến chỉ đạo Hội nghị hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng từ xa., được truyền hình trực tuyến. Ảnh Xuân Trung |
Ông Sơn cũng nhận định cả 3 phương án này đều tỏ ra nặng nề, và đề các trường đại học có thể sử dụng được kết quả của kỳ thi này chỉ nên tổ chức thi 2 khối kiến thức là Toán và Ngữ văn. Môn tự chọn thứ 3 là Ngoại ngữ, môn này có thể tiến hành đa dạng hóa khi thực hiện.Có thể Toán và Ngữ văn thi sớm, Ngoại ngữ thi theo đợt và có tính đến các yếu tố vùng miền.
Nếu định hướng kỳ thi tích hợp ở, các trường đại học có yên tâm vào kết quả kỳ thi này? Các trường sẽ có nhiều cân nhắc và chắc chắn các trường sẽ cần thêm đợt đánh giá riêng.
“Giáo dục Việt Nam hiện nay như đang đào tạo Voi, Hổ, Bò tót…”
PGS.TS Nguyễn Văn Nhã: “Tôi giật mình khi có đồng nghiệp khoe rằng tham khảo 10 trường ĐH tiên tiến nhất để xây dựng chương trình của riêng mình...”.
Từ những nhận định trên, lãnh đạo ĐHQGHN đề xuất, trước mắt năm tới thi Toán và Ngữ văn, tương lai sẽ hướng đến kỳ thi Tóa và Văn tích hợp thành bài thi và phải hướng tới thi trên máy tính để tạo độ tin cậy cho các trường đại học.
Trong khi đó, lãnh đạo Trường Đại học Thăng Long đưa thêm 2 giải pháp để thực hiện một kỳ thi quốc gia làm sao cho tốt nhất, bởi vấn đề lâu nay các trường đại học không tin tưởng là công tác thi và chấm thi, đây là thực tế. Theo lãnh đạo trường Đại học Thăng Long, nếu tổ chức thi quốc gia ở địa phương sẽ gây khó khăn trong tuyển sinh, tốn, kém.
Cách tốt nhất giao nhiệm vụ chấm thi cho trường đại học để tạo sự yên tâm. Đối với các thí sinh vùng xa bộ có thể tổ chức thi theo cụm để giảm khó khăn cho các em. Đề xuất của Trường Đại học Thăng Long khác với các phương án của bộ đưa ra là tổ chức kỳ thi quốc gia thí sinh phải được đăng ký nguyện vọng vào đại học, cao đẳng trước kỳ thi quốc gia, thí sinh có thể có nhiều nguyện vọng.
Ông Nguyễn Đình Tư – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Thành Tây. Ảnh Xuân Trung |
Ngoài ra, Trường Đại học Thăng Long đề xuất với một phương án xây dựng một thuật toán cho công tác tuyển sinh, nếu được bộ đồng ý thì sẽ cho tiến hành chạy thử, đáp ứng tuyển sinh, rút ngắn thời gian xét tuyển chỉ còn 1 ngày thay vì 20 ngày như hiện nay, ngoài ra tránh được thí sinh ảo.
Ông Trần Văn Nam- Giám đốc Đại học Đà Nẵng bày tỏ suy nghĩ, trước đây ông mong muốn bỏ thi tốt nghiệp THPT vì hai kỳ thi phổ thông và đại học gần giống nhau. Tuy nhiên, khi đọc kỹ 3 phương án thi thì phương án 2 hợp lý nhất, tiến tới theo lộ trình thực hiện phương án 3.
“Trong 3 phương án thì phương án 2 là phù hợp với các khu vực. Với trường đại học các khâu quan trọng ảnh hưởng tới kết quả tuyển sinh là ra đề, coi thi và chấm thi. Việc kết hợp giữa sở và trường đại học về coi thi và chấm thi là tốt, cách làm lâu nay vẫn là phổ thông chấm, nhưng nếu chúng ta giám sát tốt thì hoàn toàn tin tưởng ở kỳ thi quốc gia” ông Nam cho hay.
Theo quan điểm của ông Nam, kỳ thi quốc gia có thể làm ngay từ năm 2015.
Ủng hộ quan điểm của giám đốc Đại học Đà Nẵng, giám đốc Đại học Thái Nguyên - ông Đặng Kim Vui cho rằng phương án 2 là phù hợp nhất, đảm bảo thực hiện được hai mục tiêu là chứng nhận tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, khi áp dụng phương án này cần có đội ngũ chuyên gia, xây dựng quy chế, cách thức làm, trong đó cấu trúc đề thi phải là vấn đề quan trọng (đề làm sao kiểm tra được kiến thức học sinh và đảm bảo cho các trường đại học lấy đó là dữ liệu tuyển sinh).
“Đây là một kỳ thi quốc gia kỳ thi này để làm căn cứ xét tốt nghiệp phổ thông và làm căn cứ cho các trường đại học, cao đẳng làm công tác tuyển sinh trên tinh thần tự chủ. Thi môn gì chưa quan trọng bằng đảm bảo kỳ thi trung thực, khách quan, bớt nhiêu khê nhất cho người dân, khuyến khích con cháu ham học”.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.
Theo ông Vui, việc thế kế kỳ thi này phải đảm bảo sự phân hóa, mục đích cho các trường top trên có thể láy thí sinh đạt điểm cao, trường trung bình lấy thí sinh trung bình…
Còn lại, việc tổ chức thi như thế nào thì Bộ GD&ĐT chỉ việc xây dựng quy chế thi và giao quyền cho các tỉnh, phải tin tưởng đưa các trường đại học vào quản lý cụm thi, vào công tác chấm thi.
Thi môn gì không quan trọng bằng làm trung thực
Đề xuất một phương án riêng cho các trường y đặc thù, ông Nguyễn Hữu Tú –Phó hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, sắp tới các trường y trong cả nước sẽ đề xuất với Bộ GD&ĐT một kỳ thi bổ sung bên cạnh công tác tuyển sinh đầu vào để đảm bảo chất lượng.
“Những đối tượng xét tuyển thẳng thường không phải là sinh viên học tốt nhất” ông Tú nói.
Cũng theo ông Tú, khi có phương án tuyển sinh riêng (trọng điểm) đối với các trường y sẽ có phương án xét tuyển thẳng riêng đặc thù cho từng trường.
Trước những băn khoăn của một số đại biểu lo ngại việc áp dụng một kỳ thi trong năm 2015 có khả thi và hiệu quả tới đâu? Ông Nguyễn Đình Tư – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Thành Tây thẳng thắn: “Lâu nay thi cử quá phức tạp khiến cả xã hội phải lên tiếng, lãnh đạo ngành giáo dục phải chấp nhận thực thế, phải tin tưởng vào đội ngũ thầy cô từ phổ thông tới đại học, tin nhau thì mới làm được. Bỏ kỳ thi đại học để tập trung làm kỳ thi phổ thông thật tốt”.
PGS. TS Nguyễn Duy Khoát-Phó giám đốc Học viện An ninh Nhân dân. Ảnh Xuân Trung |
Đánh giá cao các ý kiến góp ý tại Hội nghị, PGS. TS Nguyễn Duy Khoát-Phó giám đốc Học viện An ninh Nhân dân cho biết nếu chúng ta tổ chức một kỳ thi quốc gia hãy giao cho địa phương làm, không phải đưa giảng viên đại học về địa phương gây tốn kém.
Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từ đầu cầu TP. Hồ Chí Minh cho rằng một trong những vấn đề cần phải giải đáp được cho người dân là “con tôi, cháu tôi học ở trường nào thì có việc làm, có thu nhập tốt. Học ở trường nào ra thì có cơ hội học tiếp. Cái này đòi hỏi chúng ta cần phải xác định rõ hệ thống giáo dục, phân tầng, xếp hạng thế nào”.
Thi quốc gia 3 môn, lắp camera giám sát
Các phương án thi quốc gia của Bộ GD&ĐT còn nhiều vướng mắc cần phải làm rõ trước khi có quyết định cuối. Các chuyên gia tiếp tục có góp ý đáng lưu tâm.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nói thêm, nhân dân mong những thông tin rõ ràng về kỳ thi THPT quốc gia. Chính phủ đã yêu cầu, Bộ GD&ĐT đang thực hiện việc công bố rõ ràng, công bố sớm thông tin thi cử trước khi khai giảng năm học mới.
Nói trước lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng Phó thủ tướng phân tích, đây là một kỳ thi quốc gia kỳ thi này để làm căn cứ xét tốt nghiệp phổ thông và làm căn cứ cho các trường đại học, cao đẳng làm công tác tuyển sinh trên tinh thần tự chủ. Thi môn gì chưa quan trọng bằng đảm bảo kỳ thi trung thực, khách quan, bớt nhiêu khê nhất cho người dân, khuyến khích con cháu ham học.
“Cần tính toán kỹ trong giai đoạn trước mắt, vế của kỳ thi này nên thiết kế làm sao để làm căn cứ đáng tin cậy cho kỳ thi đại học. Lâu dài, khi đại học tốt lên, các trường tự chủ, siết đầu ra, thì như thế giới cứ tốt nghiệp phổ thông thì ghi danh đại học, lúc đó vai của nó là kỳ thi tốt nghiệp THPT” Phó thủ tướng nói.