Tại ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2018 diễn ra ngày 11/3 vừa qua, vấn đề mà phụ huynh, học sinh quan tâm nhiều đó là thông tin về cơ hội việc làm, về tỷ lệ thất nghiệp ở các ngành nghề.
Một học sinh đặt câu hỏi tới Ban tư vấn rằng: “69% cử nhân thất nghiệp tại sao tập trung vào ngành kế toán?”
Trả lời câu hỏi này, Tiến sĩ Nguyễn Đào Tùng - Trưởng ban đào tạo, Học viện Tài chính chia sẻ:
"Vấn đề dư thừa lao động chỉ rơi vào ba năm suy thoái kinh tế, không chỉ Việt Nam mà là tình hình chung thế giới. Nhưng sau 4 năm, khi các em tốt nghiệp cơ hội có thể sẽ lại mở ra.
Vì thế ngay bây giờ các em học ngành Kinh tế thì sau 4 năm nữa, cơ hội việc làm có thể sẽ tốt".
Tiêu chuẩn mới, đầu vào điểm cao, đãi ngộ tốt, nhưng mấy ai muốn vào sư phạm? |
Tuy nhiên, vị này cũng khuyên các em học sinh nên tìm kiếm các kênh thông tin đáng tin cậy và đầy đủ vì nếu không có sự sàng lọc các em dễ bị hoang mang hoặc có định hướng sai.
Nỗi lo sợ về việc làm sau khi tốt nghiệp, nhiều học sinh ở khu vực tư vấn nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn đã đặt câu hỏi về cơ hội việc làm, học gì để ra trường có việc làm ngay.
Nhiều học sinh thấy ngành Đông Phương học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) rất "hot" nhưng nhiều em lo ngại sẽ thất nghiệp.
Phó giáo sư Hoàng Anh Tuấn - Phó hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, khoa Đông Phương có những sinh viên mới chỉ năm thứ ba đã có việc làm ổn định. (Ảnh: Thùy Linh) |
Chia sẻ với các thí sinh, Phó giáo sư Hoàng Anh Tuấn - Phó hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, khoa Đông Phương có những sinh viên mới chỉ năm thứ ba đã có việc làm ổn định.
"Trong đợt trao bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên không có thời gian quay lại trường để nhận vì bận đi làm. Thậm chí chỉ thực tập 1,5 tháng, có sinh viên đã nhận 8 triệu đồng", thầy Tuấn tiết lộ.