Thời điểm đó, bầu Kiên nói là sẽ có 50 tỷ đồng/năm, còn bầu Đức thậm chí còn nhắc đến con số cả trăm tỷ. “Miếng bánh” tưởng là rất ngon ấy giờ hình như đang bị… để thiu.
Người hâm mộ mong chờ các đài truyền hình trực tiếp nhiều trận đấu tại V-League. Ảnh: Quang Thắng |
Không phải mơ mộng
Những phép tính cách đây 1 năm không ai bảo là mơ mộng cả. Bằng chứng là bầu Kiên đã lập ra Hội đồng bảo trợ tài chính để thu hút 50 tỷ đồng cho mùa giải đầu tiên. Còn theo cách tính cơ bản của những nhà làm quảng cáo, con số ấy có thể nhân lên gấp 2-3 lần nếu biết cách. Tóm lại, đã có một lộ trình hoàn chỉnh để sản phẩm chủ lực của một nền bóng đá có thể phát huy tiềm năng và đem lại những nguồn thu đáng khích lệ.
Biết là không thể đem bản quyền đi bán cho các nhà đài theo phương pháp thông dụng trên thế giới, bầu Kiên đã tính theo cách “lấy mỡ nó, rán nó” bằng nguồn thu quảng cáo. Phép tính ấy vừa phù hợp với thực tế và có tính khả thi cao về việc tăng doanh số trong tương lai bởi không gian quảng cáo và số lượng khách hàng gần như không hạn chế. Mọi thứ sau đó, tùy thuộc vào cách làm. Trong khi đó, nếu chọn phương pháp bán hàng truyền thống cho các nhà đài thì doanh số vừa nhỏ, khó tăng nhanh, lại phải tốn thời gian thuyết phục các nhà đài.
Khổ nỗi, sau khi bầu Kiên bị bắt, tiền của mùa giải trước chưa biết đã thu đủ chưa còn với mùa giải này, coi như là hỏng khi không hề có đối tác nào tham gia bảo trợ tài chính ngoài Eximbank, HA.GL và Đồng Tâm. Miếng bánh ngon ấy đang đứng trước nguy cơ... vứt đi.
Chờ sự quyết liệt của VPF
Nhìn tới nhìn lui, rõ ràng bóng đá Việt Nam không còn sản phẩm nào có khả năng thu tiền được cả. Về tài trợ quảng cáo, như đã biết, Eximbank đang phải “choàng” luôn cả cho giải hạng Nhất và cúp Quốc gia. Cho dù VPF chưa có nhiều bảng quảng cáo trên khắp các sân cỏ. Vì vậy, chỉ duy nhất bản quyền truyền hình là thứ có thể bán ra tiền. Nói cách khác, VPF cần tập trung khai thác “miếng bánh” này, thậm chí còn phải mạnh mẽ hơn mùa rồi.
Nhưng thực tế cho thấy, nhiều khả năng, số lượng các trận đấu được trực tiếp mỗi vòng đấu đang có khả năng sẽ ít đi và yếu hơn về chất lượng. Ở mùa trước, mỗi vòng có ít nhất 4 kênh truyền hình có độ phủ sóng toàn quốc tham gia trực tiếp cùng các đài truyền hình địa phương. Riêng VTV, ưu tiên dành đến 2 kênh đẹp là VTV3 và VTV6 để truyền. Trong khi đó, sau 2 vòng đầu tiên của mùa này, V-League chỉ lên nổi sóng của VTV6, không lên được cả đài cáp VCTV.
Những phép tính cách đây 1 năm không ai bảo là mơ mộng cả. Bằng chứng là bầu Kiên đã lập ra Hội đồng bảo trợ tài chính để thu hút 50 tỷ đồng cho mùa giải đầu tiên. Còn theo cách tính cơ bản của những nhà làm quảng cáo, con số ấy có thể nhân lên gấp 2-3 lần nếu biết cách. Tóm lại, đã có một lộ trình hoàn chỉnh để sản phẩm chủ lực của một nền bóng đá có thể phát huy tiềm năng và đem lại những nguồn thu đáng khích lệ.
Biết là không thể đem bản quyền đi bán cho các nhà đài theo phương pháp thông dụng trên thế giới, bầu Kiên đã tính theo cách “lấy mỡ nó, rán nó” bằng nguồn thu quảng cáo. Phép tính ấy vừa phù hợp với thực tế và có tính khả thi cao về việc tăng doanh số trong tương lai bởi không gian quảng cáo và số lượng khách hàng gần như không hạn chế. Mọi thứ sau đó, tùy thuộc vào cách làm. Trong khi đó, nếu chọn phương pháp bán hàng truyền thống cho các nhà đài thì doanh số vừa nhỏ, khó tăng nhanh, lại phải tốn thời gian thuyết phục các nhà đài.
Khổ nỗi, sau khi bầu Kiên bị bắt, tiền của mùa giải trước chưa biết đã thu đủ chưa còn với mùa giải này, coi như là hỏng khi không hề có đối tác nào tham gia bảo trợ tài chính ngoài Eximbank, HA.GL và Đồng Tâm. Miếng bánh ngon ấy đang đứng trước nguy cơ... vứt đi.
Chờ sự quyết liệt của VPF
Nhìn tới nhìn lui, rõ ràng bóng đá Việt Nam không còn sản phẩm nào có khả năng thu tiền được cả. Về tài trợ quảng cáo, như đã biết, Eximbank đang phải “choàng” luôn cả cho giải hạng Nhất và cúp Quốc gia. Cho dù VPF chưa có nhiều bảng quảng cáo trên khắp các sân cỏ. Vì vậy, chỉ duy nhất bản quyền truyền hình là thứ có thể bán ra tiền. Nói cách khác, VPF cần tập trung khai thác “miếng bánh” này, thậm chí còn phải mạnh mẽ hơn mùa rồi.
Nhưng thực tế cho thấy, nhiều khả năng, số lượng các trận đấu được trực tiếp mỗi vòng đấu đang có khả năng sẽ ít đi và yếu hơn về chất lượng. Ở mùa trước, mỗi vòng có ít nhất 4 kênh truyền hình có độ phủ sóng toàn quốc tham gia trực tiếp cùng các đài truyền hình địa phương. Riêng VTV, ưu tiên dành đến 2 kênh đẹp là VTV3 và VTV6 để truyền. Trong khi đó, sau 2 vòng đầu tiên của mùa này, V-League chỉ lên nổi sóng của VTV6, không lên được cả đài cáp VCTV.
Hồ Việt (SGGP)