Hệ thống mới giúp xem 3D không sử dụng kính dễ dàng hơn

01/09/2012 06:46
Nguồn: Genk
Hiện nay với những màn hình lập thể tự động góc nhìn rộng người dùng đã có thể xem nội dung 3D không cần kính, nhưng sự không tương thích với truyền thông 3D hiện tại đã phần nào làm hạn chế sự phát triển cũng như ứng dụng của công nghệ này.
Hiện nay với những màn hình lập thể tự động góc nhìn rộng người dùng đã có thể xem nội dung 3D không cần kính, nhưng sự không tương thích với truyền thông 3D hiện tại đã phần nào làm hạn chế sự phát triển cũng như ứng dụng của công nghệ này. Sau một thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Học viện Viễn thông Fraunhofer đã tìm ra giải pháp cho vấn đề này khi tạo ra công nghệ có khả năng chuyển đổi hình ảnh trên đĩa 3D bluray truyền thống để có thể sử dụng với công nghệ hiển thị mới.

Hiện nay, xem hình ảnh 3D không sử dụng kính không còn là cái gì mới mẻ. Những công ty điện tử hàng đầu như Nintendo và Toshiba đã giới thiệu một số sản phẩm có tính năng xem 3D không cần kính, những sản phẩm như vậy sử dụng màn hình dạng thấu kính hoặc rào cản thị sai, để chiếu ra 2 hình ảnh ở cùng một thời điểm, mỗi ảnh cho mỗi mắt.

Rào cản thị sai này thật ra là một bộ lọc đặt trên màn hình mà có thể tự điều chỉnh hình ảnh bên trái và bên phải khác nhau với một sự khác biệt chỉ bằng khoảng cách giữa đôi mắt con người thông qua một cửa trập nhỏ.

Tuy nhiên giải pháp này lại tồn tại một hạn chế đó là chỉ có một góc nhìn hoàn hảo. Trong khi những hệ thống như webcam dõi theo chuyển động mắt trên model màn hình DX2000 của LG có thể giúp giảm bớt điểm hạn chế này, nhưng công nghệ hiện thời lại đơn giản và không phù hợp với những thiết bị được thiết kế cho nhiều hơn một người sử dụng.



Vì vậy, các nhà sản xuất ti vi vẫn đang nỗ lực cải tiến công nghệ để tạo ra những màn hình hiển thị có thể chiếu hình ảnh 3D và thích hợp cho góc nhìn rộng.

Những mẫu TV này hay còn gọi là màn hình hiển thị lập thể tự động, gần như chắc chắn sẽ được thương mại hóa trong tương lai không xa. Tuy nhiên cho tới nay, vấn đề chính làm cho xem nội dung 3D không cần kính vẫn còn gặp nhiều khó khăn chính là nội dung phát.
Màn hình hiển thị lập thể cần 5 cho tới 10 ảnh trong cùng một cảnh chiếu để người xem có thể trải nghiệm 3D với góc nhìn rộng. Nhưng đĩa 3D bluray và các đầu phát hiện tại mới chỉ cung cấp một lúc hai ảnh để xem 3D theo cách truyền thống.
 


Các nhà khoa học tại viện Viễn thông Fraunhofer, Học viện Heinrich-Herts (HHI) ở Berlin, Đức đã phát triển một công nghệ tiếp nhận ảnh 3D Bluray truyền thống và chuyển đổi chúng để sử dụng với công nghệ màn hình lập thể tự động.

Họ sử dụng hai hình ảnh và tạo ra một bản đồ chiều sâu (depth map). Bản đồ này gửi đi một khoảng cách cụ thể từ camera tới mỗi vật thể. Sau đó, một số lượng những cảnh trung gian được tạo ra thông qua sử dụng một công nghệ dựng dựa trên chiều sâu của hình ảnh.

Ý tưởng này không phải là mới tuy nhiên đột phá ở đây là tính tự động của công nghệ. Trước khi có sự phát triển này, hệ thống sử dụng phép chuyển đổi tương tự mất nhiều thời gian hơn để tạo ra bản đồ chiều sâu và cần sự chuyển đổi thủ công.

Ngược lại, hệ thống phát triển bởi HHI có khả năng tạo ra sự chuyển đổi thời gian thực, hoàn toàn có thể tích hợp vào tivi và đầu phát Bluray.
Nhóm nghiên cứu đang làm việc với các hãng sản xuất công nghiệp, với ý định tích hợp phần cứng này vào trong tivi và trình diễn công nghệ này trong triển lãm IFA tại Berlin vào tháng tới. Họ cũng hi vọng có thể sớm thương mại hóa công nghệ này trong vòng một năm nữa.
Nguồn: Genk