Mấy ngày nay, câu chuyện tại nạn xảy ra ở trường Tiểu học Tam Quan I (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) với bé gái lớp 1 P.T.K.H đang khiến mạng xã hội xôn xao.
Theo đó, chiều 12/10, khi tan học, cảnh cổng bản lề hoen gỉ đã đổ lên người cháu bé khiến cháu phải gãy xương quai xanh bó bột. Việc đau lòng đã xảy ra ngay trong trường học. Thế nhưng, điều đáng buồn hơn, điều đáng buồn hơn là ứng xử của nhà trường.
Thay vì hợp tác, thăm hỏi động viên gia đình cháu H. thì Hiệu trưởng trường tiểu học Tam Quan I lại thể hiện tinh thần thiếu trách nhiệm khi khẳng định việc cháu H. bị cánh cổng nhà trường đổ vào gãy vai, nhà trường không có trách nhiệm phải thăm hỏi.
Lời nói của thầy hiệu trưởng Trần Xuân Ngọc thật vô cảm (Ảnh chụp từ clip phụ huynh ghi lại) |
Càng đau lòng hơn khi clip ghi lại cuộc đối thoại giữa ông Trần Xuân Ngọc - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tam Quan 1 đối với gia đình cháu nhỏ càng cảm thấy người ta bất bình về cách ứng xử của người thầy với học sinh của mình.
Theo đó, do không thấy nhà trường đến hỏi thăm nên sáng 14/10, phụ huynh cháu bé đã đến gặp thầy hiệu trưởng ông Trần Xuân Ngọc - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tam Quan 1 để hỏi ý kiến/động thái của nhà trường đối với trường hợp gặp tai nạn ở trường học của con gái mình.
Tại đây, phụ huynh của cháu nhỏ đã ghi lại đoạn đối thoại của ông hiệu trưởng với gia đình.
Thật đáng buồn khi phụ huynh cháu nhỏ bày tỏ: “Bé bị ngã từ hôm qua đến nay mà nhà trường chưa có động thái chăm nom gì cả”.
Danh dự của nhà giáo đâu phải trò đùa! |
Vị hiệu trưởng này ngay lập tức “đốp” lại rằng: “Các thầy giáo ốm phụ huynh có quan tâm đến không, có đến hỏi thăm, hỏi đóm gì chưa?
Chúng tôi có hơn 800 học sinh, các thầy cô giáo chỉ quan tâm được đến các cháu là dạy dỗ các cháu học tập, còn nếu các cháu có ốm đau thì thầy cô giải quyết cho là nghỉ ốm.
Còn nhà trường không có 1 cái quỹ nào, hay làm 1 cái gì đó để mà đến thăm hỏi cháu được, bởi thầy cô giáo là những người phục vụ học sinh mà đến cha mẹ học sinh còn chưa chăm nom được các cháu thì nhà trường không có trách nhiệm để thăm hỏi các cháu ốm đau nha.
Có chăng thì ở lớp nó có 1 cái quỹ lớp, thì lớp có 1 cân đường 1 hộp sữa để thăm cháu. Việc đấy chỉ là của lớp đó thôi còn nhà trường không có trách nhiệm để đến mà thăm hỏi hay là cái gì đó, chúng tôi không đi được hết cả xã chú phải thông cảm là thế…
Việc của cháu, cô giáo quan tâm đến thôi chứ còn nhà trường không có động thái quan tâm đến gì cả, tôi nói rõ như thế…”.
Cháu H. chụp phim tại bệnh viện (Ảnh do gia đình cháu H. chụp lại) |
Thật buồn cho cách ứng xử của người thầy như vậy.
Lời thăm hỏi khó đến vậy sao? Phải có quỹ thầy mới đến thăm được?
Trong khi phụ huynh đang phải đau đầu vì lạm thu, nhà trường lại nói phải có quỹ.
Đồng tiền quỹ của thầy nó lớn vậy sao?
Câu khẩu hiệu vẫn được treo ở bất kỳ trường phổ thông trong cả nước: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Khẩu hiệu đó không chỉ là kim chỉ nam của trò mà còn cả của các thầy cô.
Ấy vậy mà thầy hiệu trưởng quên mất cái “lễ” của người thầy.
Thầy cô muốn học sinh của mình thành con ngoan, trò giỏi, biết lễ phép, học hành giỏi giang.
Nhưng, các trò sẽ học ra sao với những người thầy “đòi hỏi” sự sòng phẳng cả với học trò của mình. Thậm chí là học trò lớp 1.
Nhiều năm nay, ngành giáo dục thực hiện cuộc vận động: "Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm", cuộc vận động này đã tiếp tục khơi dậy những phẩm chất cao quí vốn có của người thầy, người cô. Những người đứng trên bục giảng.
Tấm lòng nhân ái, tình thương yêu của người thầy, người cô với học trò của mình đã lan tỏa trong xã hội.
Thế nhưng, từng lời thầy hiệu trưởng đang như vết đen làm hoen ố những gì tốt đẹp nhất của ngành giáo dục đó là “tình thương”, là “trách nhiệm”.
Nghe thầy nói “có chăng là cân đường hộp sữa của lớp đó thăm lớp đó”. Thật buồn đến não lòng.
Và thầy đòi hỏi, Thầy cô ốm “phụ huynh có thăm hỏi, thăm đóm gì không”?
Tình thương của thầy phải đi qua quỹ? Trách nhiệm của thầy phải có quỹ? Và có đi có lại?
"Đồng tiền, phân bạc" và sự trung thực của người thầy! |
Nhớ lại câu chuyện của đến vụ cô hiệu trưởng trường Nam Trung Yên ở Hà Nội, ngồi trên chiếc taxi đụng gẫy chân bé lớp 2, quanh co dối trá phủ nhận và đã trở thành một “scandal” khủng hoảng về đạo đức trong nhà trường.
Và cũng câu chuyên vì “đồng tiền phân bạc” mà Hiệu trưởng Nguyễn Hữu Đạt - Trường Trung học cơ sở Minh Tân đã đánh mất lòng trung thực và sẵn sàng nói dối.
Cháu H. mới chỉ vào lớp 1, lớp học đầu tiên của tuổi học trò mà đã phải nhận một “bài học” như thế?
Bài hát “Bài học đầu tiên” cháu được hát khác lắm. Đó là những ca từ đầy xúc cảm và nhân văn: “Giọng thầy như tiếng hát, lời thầy như bài thơ…” và “lời thầy như bài thơ, cho em đến những chân trời rộng mở”.
Lời bài hát là thế, nhưng “bài học đầu tiên” mà cháu H. phải học sau cánh cổng sắt hoen gỉ sao nó phũ phàng quá, vô tình quá.
Ngày 16/10, nhận thức được những sai lầm trong lời nói, ông Trần Xuân Ngọc đã có lời xin lỗi đến gia đình.[1]
Gia đình cháu đã bỏ qua mọi chuyện và theo lời bố cháu thì “em vẫn pha trà như bình thường”.
Lời xin lỗi dẫu có muộn màng nhưng cũng đã được nói ra.
Tài liệu tham khảo: