Liên quan tới Tờ trình Chính phủ về Khung cơ cấu giáo dục quốc dân của Bộ GD&ĐT, Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với ông Trần Đức Cảnh, một người có nhiều năm kinh nghiệm quản lý và xây dựng chính sách cho các Chương trình Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực tại bang Massachusetts (Hoa Kỳ).
Tái cấu trúc sao cho phù hợp?
Ông Trần Đức Cảnh cho rằng, nhìn vào sơ đồ của Bộ GD&ĐT rõ ràng việc phân luồng hay chia hệ giáo dục sau bậc THCS, ở độ tuổi 14-15, là hoàn toàn phù hợp, còn sau THPT học sinh tự chọn các chương trình học hay nghề thích hợp.
Tổ chức phân ban, khối hay luồng sau bậc THCS phổ biến ở nhiều nước. Mục đích là hướng học sinh theo năng khiếu và sở thích, để chuẩn bị vào đại học hay chọn ngành nghề tương lai.
Trong thời đại phát triển công nghệ và tiếp nhận nguồn và lượng thông tin như hiện nay, theo ông Cảnh có 2 việc quan trọng trong việc thiết kế chương trình giáo dục phổ thông, đó là nền tảng và tính da dạng.
Việc xây dựng nền tảng cho học sinh qua các môn học căn bản để họ có khả năng tiếp nhận, phân tích các thông tin (kiến thức). Giúp họ cách học, cách tiếp nhận xử lý thông tin và các vấn đề một cách thông minh, thay vì theo lối thuộc bài và lặp lại.
Hai là, nên đa dạng chương trình và môn học để học sinh hướng tới hay thích nghi với sự thay đổi chung quanh. Đồng thời nên đặt nặng phần kỹ năng mềm và phát triển năng khiếu qua các lớp đào tạo và sinh hoạt...
Cấu trúc chương trình THPT cần đa dạng và học sinh có sự lựa chọn, gồm các môn học căn bản, yêu cầu và tự chọn, không quá cứng ngắt và nặng nề như hiện nay.
Ông một người có nhiều năm kinh nghiệm quản lý và xây dựng chính sách cho các Chương trình Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực tại bang Massachusetts (Hoa Kỳ). |
Vị chuyên gia này lấy ví dụ, cấu trúc chương trình THPT có 30 môn học, trung bình mỗi năm có 10 môn. Yêu cầu học sinh phải có tối thiểu 3 môn văn, 3 toán, 3 khoa học tự nhiên (sinh, lý, hóa), 3 lịch sử và địa lý, 3 thể dục thể thao, 2 môn nghệ thuật/hội họa. .. Một phần ba chương trình học là các môn tự chọn.
Thay vì phân luồng hay chia ban, học sinh sẽ sẽ học các môn tự chọn để phát triển năng khiếu và sở thích mình. Có thể các môn học cao hơn hay đa dạng hơn, chứ không hoàn toàn theo chương trình khung có sẵn.
Nếu được áp dụng thì học sinh và nhà trường có thể lúng túng ở giai đoạn đầu, nhưng lâu dài sẽ giúp học sinh năng động và có ý thức hơn trong việc chọn ngành học và nghề tương lai, sẽ rất có lợi cho toàn nền giáo dục. Nhà trường cũng phải đầu tư rất nhiều trong việc đào tạo lực lượng giáo viên, và giáo viên hướng dẫn theo hướng mới này.
Cao đẳng không nhất thiết là cánh tay dài của học nghề
Đáng chú ý trong Đề án Khung cơ cấu mà Bộ GD&ĐT đưa ra đối với giáo dục nghề nghiệp gồm: Đào tạo sơ cấp 1 – 3; Trung cấp 3 năm (để bảo đảm khối lượng kiến thức phổ thông tối thiểu tương đương THPT); Cao đẳng 2 - 3 năm.
Như vậy, có thể thời gian đào tạo sẽ được rút ngắn lại và câu hỏi là có đảm bảo chất lượng hay không khi mà hiện tại với thời gian nhiều hơn dự thảo nhưng chất lượng đại học ở mức báo động?
Ông Trần Đức Cảnh cho rằng, thay vì tên gọi là đào tạo sơ cấp hay trung cấp, đơn giản nhất là cấu trúc hệ trung học nghề 3 năm sau THCS, song song với hệ THPT. Học sinh vừa học văn hóa vừa học nghề.
Nên xây dựng trung học nghề thành một hệ riêng, có thể tăng số lượng học sinh hệ này lên 30% số học sinh trong thời gian 15-20 năm. Quan trọng là đầu tư hệ trung học nghề đúng mức, cả khả năng giảng dạy lẫn máy móc thiết bị cho các ngành ngề, đầu ra tốt thí mới mong thu hút học sinh.
Ở mức độ nào, phần học văn hóa nhẹ hơn THPT, nhưng nặng hơn trong việc học nghề. Tuy nhiên, theo ông Cảnh trình độ giáo dục phổ thông hệ trung học nghề phải đạt được mức tối thiểu của một học sinh tốt nghiệp trung học.
Các ngành nghề ở các trường trung học nghề như sửa xe, điện lạnh, xây dựng, nấu ăn .. Sau khi tốt nghiệp trung học nghề, học sinh có thể đi làm ngay, nhưng đồng thời có đủ trình độ để thi vào cao đẳng, đại học, nếu chọn.
Bộ Giáo dục lên tiếng về những phản ứng trong Khung cơ cấu giáo dục quốc dân(GDVN) - "Cơ cấu hệ thống như dự thảo thể hiện tính mở, linh hoạt và mềm dẻo của hệ thống giáo dục quốc dân". |
“Phần lớn học sinh tốt nghiệp trung học nghề sẽ đáp ứng nhu cầu tay nghề mà doanh nghiệp và xã hội cần. Theo ông Cảnh thì nguồn nhân lực có nghề rất cần thiết và hiệu quả cao cho việc phát triển kinh tế-xã hội” ông nhấn mạnh.
Ông Trần Đức Cảnh cho rằng, việc thiết kế chương trình cao đẳng 2 năm (nếu chương trình 3 năm thì năm cuối nên là thực tập) không nhất thiết là cánh tay dài của hệ trung học nghề, nên nhìn vai trò của hệ cao đẳng rộng và bao quát hơn.
Mô hình cao đẳng đề xuất trong dự thảo tương tự như hệ đại học Cộng đồng (2 năm) ở Mỹ, nhưng mục tiêu của đại học, cao đẳng ở Mỹ rộng và đa dạng hơn.
Cụ thể, đào tạo hệ “Cán sự” 2 năm cho nhiều ngành nghề, đáp ứng nhu cầu nhân sự cấp trung ở địa phương hay vùng. Đồng thời hệ liên thông lên đại học 4 năm dành phần lớn đối tượng học sinh thuộc loại trung bình hay thấp hơn; điều kiện tài chính gia đình giới hạn; chưa biết sẽ học đại học hay ngành nghề chắc chắn; muốn học gần nhà một thời gian...
Cuối cùng các trường cao đẳng còn đóng vai trò xây dựng kiến thức và kỹ năng sống, chuyên môn cho cộng đồng qua các lớp ngắn hạn cho các đối tượng trong cồng đồng.
Ngoài các chương trình cao đẳng và liên thông, còn là trung tâm tài nguyên, rất thiết thực cho việc đào tạo kỹ năng và sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật cho cộng đồng .. nếu nói về “học suốt đời” thì phải bắt đầu từ các trường cao đẳng theo mô hình này, sau đó mới tới đại học...
Ông Trần Đức Cảnh còn cho rằng, chương trình đại học không nhất thiết dựa theo số năm, mà cần dựa vào chất lượng và trình độ đào tạo.
Ngay như giáo dục đại học ở Mỹ, cấu trúc chương trình theo tín chỉ, trung bình mất 4 năm mới hoàn tất chương trình đại học, có trường hợp sinh viên hoàn tất chương trình trong 3 năm, nhưng không ít tốt nghiệp sau 5-6 năm. Những sinh viên học bán thời gian có thể kéo dài đến 7-8 năm.
Vài nước ở Bắc Âu cấu trúc một số chương trình đại học 3 năm và kết hợp Cử nhân với Thạc sĩ trong 4 năm. Không ai nói được là dài hay ngắn, nhưng khi đem so sánh và công nhận tương đương thì còn nhiều bàn cãi.
Theo ông Cảnh thì Việt Nam nên lấy chương trình đại học 4 năm làm chuẩn, nhưng cũng tạo điều kiện cho sinh viện xuất sắc hoàn tất sớm hơn, nếu đủ khả năng tốt nghiệp. Những ngành như Kiến trúc có thể phải mất 5 năm mới hoàn tất bằng Cử nhân.
Bằng đại học Việt Nam được đánh giá là yếu so với nhiều nước, nếu thiết kế chương trình cử nhân 3 năm thì có thể gặp vấn đề công nhận tương đương các nước sau này.
Hơn bao giờ hết Việt Nam cần “đạt chuẩn” của khu vực hay thế giới, không riêng gì bằng cấp mà các lĩnh vực khác, mới mong đòi hỏi có sự bình đẳng trong hội nhập.
Ở bậc đào tạo tiến sĩ, ông Trần Đức Cảnh cho biết, thời gian trung bình đào tạo từ 3-6 năm, bình thường nếu kết hợp với chương trình thạc sĩ thì có thể rút ngắn 1-2 năm. Muốn đề tài nghiên cứu có chất lượng và giá trị, thời gian là yếu tố cần thiết để thực hiện.
Các chương trình đào tạo nghề ngoài hệ thống giáo dục quốc dân
Thực tế hiện nay ở nước ta, một số không nhỏ học sinh bỏ học ở độ tuổi THCS, THPT hay sớm hơn, số tốt nghiệp THPT nhưng không tiếp tục học đại học hay cao đẳng. Vậy giải quyết tình trạng này như thế nào để tận dụng tốt nguồn lao động này?
Bậc trung học phổ thông nói có ba luồng là nhầm lẫn lớn(GDVN) - Nhận định của GS. Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) nhận định về Khung cơ cấu giáo dục quốc dân mà Bộ GD&ĐT vừa trình Chính phủ. |
Ông Trần Đức Cảnh cho rằng, chúng ta nói về THPT, trung học nghề, cao đẳng, đại học nhưng không đề cập đến chương trình đào tạo nghề, chương trình này nằm ngoài hộ thống giáo dục quốc dân, là một thiếu sót lớn cho việc phát triển nguồn nhân lực cả nước (Dù biết chương trình này nằm dưới sự quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội).
Theo ông thì chương trình đào tạo nghề các cấp cần được xem xét, đánh giá tính hiệu quả. Cái vướng lớn nhất của giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế-xã hội hiện nay là mô hình phát triển ngành nghề tương lai gắng liền với nhu cầu thực tế của nền kinh tế thị trường.
“Chúng ta bàn nhiều về “cung” nhưng lúng túng trong việc xác định “cầu”, tập trung “đầu vào” nhưng vướng “đầu ra”. Nếu không khai thông đầu ra qua việc phát triển kinh tế - xã hội, tạo thêm công việc việc làm thì kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực sẽ đi vào bế tắc.
Mặt khác, nguồn nhân lực phải có niềm tin vào cơ chế tuyễn và sử dụng họ một cách công bằng và minh bạch, cơ hội cho người có khả năng thăng tiến trong công việc, lúc đó mới thu hút được tài năng để phát triển đất nước, ông Trần Đức Cảnh nhấn mạnh.
Theo thống kê có gần 60% nguồn nhân lực tuổi từ 15 trở lên không qua đào tạo và 23% do công ty đào tạo. Như vậy, chúng ta có 83% nguồn nhân lực không được đào tạo qua các chương trình nghề hay giáo dục chính thống. Đây là một trở ngại vô cùng lớn cho viện công nghiệp hóa đất nước, cần có sự quan tâm đúng mức. Để phát triển kinh tế-xã hội và hiện đại hóa đất nước trong những thập nhiên tới, việc đào tạo nguồn nhân lực nằm trong và ngoài hệ thồng giáo dục quốc dân đều quan trọng như nhau. Đào tạo nghề cho nhiều cấp và ngành nghề lao động là nền tảng để vực dậy nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn. Ông Trần Đức Cảnh |