Máy bay chiến đấu Su-35S Nga |
Trung Quốc sở hữu máy bay chiến đấu Su-35 do Nga chế tạo không chỉ cần mong muốn cơ bản của hai bên, mà còn phải làm rõ rất nhiều chi tiết công nghệ trong đàm phán.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư Su-35S sau khi ra đời, trong một khoảng thời gian, truyền thông Nga đã để lộ ra thông tin Trung Quốc sẽ mua, nhưng hai bên đến nay vẫn chưa ký thỏa thuận mua sắm chính thức, chính quyền Trung Quốc cũng vài lần phủ định thông tin có liên quan. Mặc dù như vậy, thông tin có liên quan vẫn liên tục tăng nhiều.
Trung Quốc phải chăng muốn mua Su-35S? Trong đàm phán, hai bên có thể xuất hiện những biến số nào? Đối với hai vấn đề quan trọng này, truyền thông Nga đã tiến hành phân tích các khả năng khác nhau.
Tiêm kích T-50 |
Giao dịch vượt qua phạm trù quân sự
Theo tạp chí "Cất cánh" Nga, từ năm 2005 trở đi, Công ty Sukhoi đã lập văn phòng ở Bắc Kinh, ra sức tiếp thị Su-35S, mục đích không ngoài tìm kiếm lợi ích kinh tế. Dựa vào xuất khẩu máy bay chiến đấu dòng Su, Sukhoi không chỉ “sống khỏe”, mà còn vượt qua đối thủ cũ MiG.
Máy bay chiến đấu Su-35S Nga |
Nhưng, những năm gần đây, sự nhiệt tình của Trung Quốc đối với máy bay chiến đấu dòng Su giảm xuống, khách hàng lớn chỉ còn lại Ấn Độ, Sukhoi không thể không dựa vào các nước như Việt Nam, Malaysia để duy trì quy mô.
Trong khi đó, máy bay chiến đấu hạng nặng như Su-35S, các “nước nhỏ” hoặc không mua nổi, hoặc không dùng được, Nga phải nỗ lực giành lại thị trường Trung Quốc, lập tức ra sức tiếp thị máy bay chiến đấu Su-35S cho Trung Quốc.
Ngày 25 tháng 1 năm 2014, trên trang mạng chính thức của mình, Sukhoi đã công bố lịch tháng máy bay chiến đấu “năm Ngựa”, ngoài gửi lời chào tới Trung Quốc, tiếp tục bày tỏ tình cảm mạnh mẽ với thị trường châu Á.
Có truyền thông Nga cho rằng, Nga sở dĩ tập trung chào bán Su-35S là muốn thông qua Trung Quốc gây ảnh hưởng đến các nước như Ấn Độ, Việt Nam. Một khi Không quân Trung Quốc trang bị Su-35S, các nước khác rất có khả năng cũng mua sắm.
Thậm chí có chuyên gia tin rằng, Trung Quốc sở hữu Su-35S sẽ tạo điều kiện cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga tiến quân vào Đông Nam Á.
Theo bài báo, phản ứng chính thức của Trung Quốc tương đối “nhạt”, nhưng dư luận lại tranh cãi “nảy lửa” về khả năng Trung Quốc mua máy bay chiến đấu Su-35S.
Máy bay chiến đấu Su-35S Nga |
Những người ủng hộ chủ trương, Trung Quốc nhập khẩu Su-35S, một là có thể sở hữu các trang bị tiên tiến như động cơ 117S và radar quét mảng pha điện tử bị động Irbis-E để nghiên cứu; hai là có thể tận dụng ưu thế giao hàng Su-35S nhanh chóng, lấy nó làm quá độ trước khi đưa máy bay chiến đấu J-20 và J-31 vào hoạt động, đặc biệt là trong tình hình xung quanh tương đối căng thẳng hiện nay, Trung Quốc muốn có một loại máy bay chiến đấu hạng nặng kiểm soát trên không.
Những người phản đối cho rằng, Trung Quốc nghiên cứu phát triển động cơ dùng cho máy bay J-20 có tiến triển thuận lợi, không cần thiết phải tiếp tục nhập khẩu một loại động cơ để triển khai sao chép, radar quét mảng pha điện tử bị động cũng không được coi là công nghệ cao mới, không cần thiết nhập khẩu.
Mặt khác, cho dù Trung-Nga lập tức ký kết thỏa thuận mua sắm, việc bàn giao chiếc Su-35S đầu tiên nhanh nhất cũng phải đến năm 2015, toàn bộ máy bay đến năm 2020 mới có thể hình thành sức chiến đấu; khi đó, J-20 có thể đều đã biên chế, căn bản không thể đóng vai trò quá độ.
Còn có quan điểm cho rằng, giao dịch vũ khí từ trước đến nay không phải là việc mua bán thông thường, phải luôn luôn ghi nhớ “quân sự là sự tiếp diễn của chính trị”, với hiện trạng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Trung-Nga, không loại trừ Trung Quốc có thể mua lượng nhỏ Su-35S, dựa vào đó bảo vệ đại cục hợp tác kỹ thuật quân sự Trung-Nga, dù sao, hợp tác kỹ thuật quân sự Trung-Nga là một trong những phương diện quan trọng của hợp tác chiến lược Trung-Nga.
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga |