Chia sẻ về xu hướng thế giới về đào tạo nghề và bài học cho Việt Nam, bà Wendy Cunningham – chuyên gia kinh tế cao cấp Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, tại các quốc gia phát triển trên thế giới, giáo dục nghề nghiệp được xem là định hướng của xã hội nhằm nâng cao năng suất lao động, giúp giới trẻ sống ổn định cuộc sống.
Đức, Nhật, Hàn Quốc, Singapore… là những đất nước luôn chú trọng đào tạo nghề từ rất sớm cho học sinh, xây dựng nền tảng vững chắc để công dân trẻ thành công với chính đam mê của mình.
Giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh còn chật vật, nói gì đến tự chủ |
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình hội nhập, đa số người lao động tại các nước phát triển đã qua đào tạo nghề. Trong tương lại, người lao động vẫn cần được đào tạo, đòi hỏi trình độ cao hơn.
Với Việt Nam, bà Wendy Cunningham cho rằng trình độ nghề và năng suất lao động tại Việt Nam còn thấp.
67 % lực lượng lao động có trình độ trung học cơ sở trở xuống. Năng suất lao động thấp, tốc độ tăng chậm hơn các nước khác. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam không hiệu quả.
"Xu thế hiện đại hóa giáo dục nghề nghiệp trên thế giới hiện nay là tăng cường quan điểm cho rằng giáo dục nghề nghiệp không phải là tiếp nối chương trình giáo dục chính thống. Giáo dục nghề nghiệp là cầu nối giữa nhà trường và việc làm, tăng cường việc nhân rộng kinh nghiệm làm việc"- bà Wendy Cunningham nói.
Nhìn nhận vấn đề này, ông Trần Thanh Hải - Hiệu trưởng Cao đẳng Viễn Đông, Thành phố Hồ Chí Minh nêu ý kiến trong hội thảo giáo dục 2019 rằng, trong hơn thập kỷ qua việc đào tạo nguồn nhân lực “có tay nghề trung bình và cao” phục vụ cho cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung còn nhiều bất cập.
Nhiều sinh viên ra trường không kiếm được việc làm, trong khi đó doanh nghiệp luôn luôn kêu than không tuyển được lao động kỹ thuật hay và thường xuyên phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng.
Theo ông Trần Thanh Hải - Hiệu trưởng Cao đẳng Viễn Đông, Thành phố Hồ Chí Minh tính toán, nếu tính chi phí đào tạo bình quân 10 triệu đồng/sinh viên/năm học, mỗi năm chi phí đào tạo cho lao động có tay nghề thất nghiệp (không tính sơ cấp) lên tới 2.500 tỷ đồng. (Ảnh: Dương Tâm) |
Ông Hải dẫn chứng bản tin thị trường lao động số 21, quý I năm 2019 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Tổng cục thống kê công bố cho thấy số lao động qua đào tạo thất nghiệp có giảm mạnh so với quý IV và quý I năm 2018 nhưng vẫn cao.
Trong đó có 124.500 người có trình độ đại học, 65.100 người có trình độ cao đẳng, 52.700 người trung cấp và 18.100 người sơ cấp.
Như vây dù cung-cầu lao động vẫn đang thiếu, nhưng tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động qua đào tạo từ Trung cấp trở lên là 260.400 người, chiếm 24.5 % trong tổng số lao động thất nghiệp là 1.059.000 người .
Nếu tính chi phí đào tạo bình quân 10 triệu đồng/sinh viên/năm học, mỗi năm chi phí đào tạo cho lao động có tay nghề thất nghiệp (không tính sơ cấp) lên tới 2.500 tỷ đồng.
Doanh nghiệp tôi thiếu tới 14 kế toán nhưng không thể tuyển được |
Ông Hải cho rằng một trong những nguyên nhân là việc đào tạo và kết nối với doanh nghiệp của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hạn chế. Giải pháp hiện nay là trường nghề liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp, đào tạo người học dựa trên nhu cầu thật sự và sự phát triển từ hai phía, nghĩa là "có đi và có về".
Cụ thể, cơ sở giáo dục nghề nghiệp vừa là 1 nguồn cung cấp thành tố đầu vào (lao động) để doanh nghiệp có thể hoạt động và tăng năng suất lao động, cụ thể là năng suất lao động nội ngành, vừa phải là nơi có thể mang những thành tựu khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất thử cho doanh nghiệp.
Những ứng dụng này có thể xuất phát từ chuỗi sáng tạo khoa học kỹ thuật từ khu vực giáo dục đại học, từ nước ngoài hay chính từ các doanh nghiệp đã tự đặt hàng trước đó cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Doanh nghiệp vừa là nơi tiếp nhận đầu ra (lao động được đào tạo + các ứng dụng từ sản xuất thử) của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cũng là nơi để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể thử nghiệm (tăng thêm) những kỹ thuật đang được áp dụng và là nơi thực hành trong quá trình đào tạo nghề.