Ngày 21/3, Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm Hà Nội tổ chức hội nghị chuyên đề kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019 – những thay đổi và giải pháp.
Tham dự hội nghị có thầy Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội và nhiều thầy cô giáo bộ môn trong trường và học sinh của trường.
Hội nghị diễn ra chất lượng, nhiều vấn đề liên quan đến kỳ thi quốc gia được đặt ra. Tại hội nghị này đã ghi nhận các ý kiến của các em học sinh về kỳ thi năm nay.
Học sinh, Đoàn Minh Trang đến từ lớp 12 D6 của trường Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng, kỳ thi Trung học phổ thống quốc gia 2019 đã có sự thay đổi về cách tính điểm.
Tức điểm tổng kết lớp 12 không chiếm quá 30% điểm xét tốt nghiệp.
Điều các em học sinh băn khoăn nhất chính là việc độ khó và cấu trúc đề thi có giống đề thi minh họa hay không? (ảnh Trinh Phúc). |
Theo em học sinh này, sự thay đổi buộc học sinh không chỉ học để được điểm tổng kết cao trên lớp mà còn phải cố gắng thật nhiều để đạt được điểm số cao trong kỳ thi sắp tới. Cách tính này khiến học sinh lo lắng và hồi hợp.
Cùng chung tâm trạng, học sinh Nguyễn Hà Vi, lớp 12 chuyên Anh chia sẻ: “Việc đổi mới kỳ thi trọng tâm kiến thức rơi vào lớp 12 và một phần nhỏ kiến thức lớp 11.
Ngoài lo lắng, đó là áp lực ngoài thời gian theo học trên lớp, còn phải học thêm, luyện đề để bổ sung các kiến thức cho mình”.
Cũng liên quan đến kỳ thi năm nay, học sinh Nguyễn Khắc Bình Minh lớp 12A lo lắng: “Không biết độ khó và cấu trúc đề thi giống đề thi minh họa hay không?
Mong Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ nguyên độ khó của đề thi, đề thi thật giống với đề thi minh họa”.
Một học sinh khối song ngữ chia sẻ về cách học Văn (ảnh Trinh Phúc). |
Căng thẳng hơn là học sinh Đỗ Hoàng Anh, em tự cho rằng mình là học sinh kém nên cảm thấy hoang mang, rùng mình.
“Một lúc phải học rất nhiều môn, phải ghi nhớ nhiều kiến thức, ví dụ như một sử, tiếng Anh…” – bạn Hoàng Anh bày tỏ.
Đồng tình với ý kiến của bạn, em Đỗ Hoàng Chi cho rằng, kiến thức phần lớn tập trung vào lớp 12 và phần nhỏ là lớp 10 và lớp 11 nhưng khi học lại không bỏ được phần nào.
Ngoài các em trên, tại hội nghị lần này, trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đã công bố điều tra tâm lý học sinh trước khi thi.
Học lực lớp 12 đạt giỏi thì mới được tham gia xét tuyển vào đại học sư phạm |
Trong bản điều tra tâm lý này cho thấy, nhiều em học sinh gửi tới Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo với mong muốn đề thi giảm bớt những kiến thức không trọng tâm mà tập trung vào các kiến thức trọng tâm để việc ôn luyện có thể học hiểu quả hơn.
Có học sinh đã nói lên được sự khó khăn của mình và cho rằng: “Não bộ mỗi người là vô cùng khác nhau. Có những người trí nhớ tốt, có những người không.
Có những người có cố gắng bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng không thể nhớ hết cả 3 năm kiến thức .
Vậy đó có phải do người ta không có học đâu ạ? Không học hết thì không đỗ, mà cố thì chẳng vào. Con cảm thấy đây là điều khó khăn nhất mà chúng con đang trải qua”.
Nhiều ý kiến của thầy cô trao đổi nhằm nâng cao chất lượng ôn thi (ảnh Trinh Phúc). |
Một ý kiến nữa cho rằng: “12 năm là quá đủ cho một đời học sinh nên con mong muốn bộ hãy luôn tạo cơ hội cho tất cả đều được đỗ tốt nghiệp. Thi đại học mới cần mang tính phân loại”.
Một vấn đề nhiều học sinh cũng bày tỏ đó là việc học sinh mong đề thi phù hợp với cấu trúc đề minh họa đề không quá khó.
Một bạn lại có ý kiến, kỳ thi chính thức xoay quanh kiến thức lớp 12, quy chế thi và cách tính điểm không thay đổi nữa, giảm áp lực cho học sinh.
“Bộ trưởng chỉ nên cho học sinh như chúng con thi kiến thức lớp 12 thôi vì chương trình cả 3 năm lớp 10,11 và 12 khá là nặng.
Việc phải thi 6 môn nên sẽ là áp lực rất lớn cho bọn con nhiều lúc sẽ tạo tâm lý tiêu cực cho thí sinh như con ảnh hưởng đến kết quả của kì thi. Mong Bộ trưởng xem xét và thay đổi cho phù hợp ạ”.
Có bạn bày tỏ, đề thi thử và thi thật ngang nhau. Mong Bộ thương học sinh chúng con một chút, đừng xoay chúng con.
Chọn kiến thức phù hợp với thực tiễn. Cảm thấy, kiến thức 10, 11 là quá tải đối với học sinh vì vậy mong muốn bộ hãy từ bỏ.